Xã Lâm Trung Thủy - Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh

HỌ TRẦN LÊ ĐẠI TÔN

Đầu năm 1927 Họ ta đã họp thống nhất quyết nghị 3 việc cơ bản sau đây :

1- Thống nhất hợp tự  Nhà thờ riêng các phái  lại để xây dưng một Nhà thờ chung cho toàn Họ gọi là  ĐẠI TÔN TỰ ĐƯỜNG , gồm 3 gian thượng đường  3 gian hạ đường 2 nhà cầu hai bên tả hữu bằng gỗ Mít, giỗi….lợp ngói xây tường sân gạch có đủ các loại tự khí phương tiện hoàn chỉnh .

–  Đặt tên Họ là Họ Trần Lê Đại Tôn .

3 –  Thiết lập Tông đồ Thế phổ và định ra một số quy ước chung cho toàn Họ . – Tiếp đó có sự phân công sưu tầm ghi chép Tông đồ Thế phổ từ đời thứ nhất đến đời thứ 12 bằng chữ Hán . Tổ chức Sổ trường sinh để ghi chép số con cháu mới sinh có xin vào họ ( trừ số con cháu cư trú lập nghiệp ở các tỉnh xa không báo tin vào Họ thì Họ không biết để ghi tên ) .Toàn bộ sổ sách đều do Ban trị sự quản lý và ghi chép Sau những biến cố quan trọng mà đất nước ta đã  trải  qua như cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp (1946—1954 ) những sai lầm trong Cải cách ruộng đất(1955) Cuộc chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975 ) kèm theo một số lớn giấy tờ sổ sách bị phá hủy hoặc mục nát…..chỉ còn lại một số bản Thế  phổ chữ Hán được các cụ cao  niên trong các chi phái kiên trì cất giữ cẩn thận . Nhờ vậy lần này tập trung được khá đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc biên soạn Thế phổ vẽ Tông đồ toàn Họ và các Chi phái được chính xác hơn.

XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Dưới thời Lê trung hưng (trung hưng lại nhà hậu Lê giai đoạn từ năm 1533 – 1789) triều đình biến loạn tranh chấp quyền lực nội bộ, nạn binh đao do nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy, cho nên trong cơn loạn lạc hoặc bị truy sát dòng tộc 3 bố con cụ Như đã mai danh ẩn tích rời khỏi quê hương không để lại dấu tích, mãi đến năm 2001 (gần 400 năm sau) hậu duệ các Chi họ tìm được nhau mới biết quê quán gia đình cụ Tr Như . Tại xã Thọ Thành, Yên Thành cụ Trần Minh Triết sinh được 4 trai, sau này ở 4 nơi

  • Trần Đăng Như (Trần Như) là con đầu ở xã Trung Lễ

  • Trần Khắc Liễu hiện nay chi họ này ở xã Diễn Xuân – Diễn Châu – Nghệ An có nhà thờ cụ ở đó

  • Trần Liễu Ngộ thôn Tam Thọ – xã Thọ Thành – Yên Thành – Nghệ An, có nhà thờ Trang Chính Công ( Yết Tâm ) là nhà thờ ông nội, hiện còn sắc phong cho cụ Yết Tâm là Trung Đẳng Thần là thành hoàng làng có công khai hoang lập ấp.

  • Trần Thế Lộc xóm Đình – Yên Mã – Mã Thành – Yên Thành – Nghệ An ở đây có nhà thờ, thờ phụng ông Minh Triết ( con út thờ cha )

Nhà thờ có từ năm nào? Quan lính Pháp đến dựng đồn Lạc Thiện ở xã Trung Lễ bên cạnh nhà thờ họ Trần cách nay 136 năm (2022 – 1886), lúc ấy nhà thờ họ Trần đã xây dựng có thể cách nay khoảng 150 năm và là cơ sở cách mạng để theo dõi hoạt động của giặc. Năm 1927 cụ Lê Trọng Liệu (đời thứ 10, gọi cụ Lê Thước là con, gọi cụ Trần Đôn Cung là Can nội) với trách nhiệm uy tín của mình đã điều hành nâng cấp nhà thờ và hợp tự 8 Phái quy về một mối từ đường họ đại tôn không để các Chi Phái tự xây nhà thờ nhỏ nhằm tập hợp sức mạnh đoàn kết giống như họ Lê và nhiều họ khác. Nhà thờ họ tiếp tục sửa chữa tôn tạo trong các năm 1950, 1980, 2002; tháng 8/ 2019 đến cuối tháng 6/ 2020 dương lịch xây lại mới cổng tam quan, trùng tu tôn tạo: hạ điện (bái đường), trung điện và thượng điện (nơi thờ bài vị Thủy tổ, Thế tổ) thoáng đãng to đẹp hơn, tháng 4/ 2021 xây lại tường rào xung quanh; kinh phí xây dựng chủ yếu do con cháu nội ngoại, dâu rể gần xa đóng góp và công đức bằng tiền và ngày công lao động, ngoài ra cũng được tỉnh tài trợ một ít. Nhà thờ tọa lạc trên khuôn viên cũ 1.500 m2 và vị trí các dãy nhà chính vẫn như năm 1927 với không gian thờ tự tôn nghiêm. Thời trước có nhiều loại đồ thờ cổ và đẹp: hoành phi, câu đối, đại tự, chiêng đồng, chim hạc, lư hương, bình hoa… trong đó vài bảo vật quý hiếm có thể đồng đen, nay một số đã mất.

I ) Lời nói đầu:

Dòng họ: Là các thế hệ nối tiếp nhau có chung một nguồn gốc tổ tiên, tên gọi họ Trần cũng chính là dòng họ Trần. Năm 1927 Hội đồng gia tộc của ta đặt tên họ đại tôn là Trần Lê để phân biệt với họ Trần Doãn, Trần Xuân, Trần Kính, Trần Ký trong xã. Cụ Thủy tổ sinh ra các đời và ngày càng có thêm nhiều người rồi phân chia thành nhiều nhóm lớn, nhóm nhỏ. Tên gọi trong các dòng họ mỗi nơi mỗi kiểu, ngay các họ trong một xã cũng khác nhau; các dòng họ lớn Việt Nam những tên gọi đó thường là: CHI – PHÁI – CÀNH (Cánh) – NHÁNH; cũng có nơi không phân chia nhiều mà rút gọn coi dòng Họ là thân cây, rồi chia ra Chi – Nhánh (1, 2, 3…)

1- Chi họ: Là con cháu các đời do cùng một cụ Thủy tổ sinh ra được phân chia lần đầu.

2- Phái: Là từ các Chi tiếp tục phân chia ra thành nhiều Phái.

3– Cành (hoặc Cánh): mỗi Phái lại phân chia ra nhiều Cành (1,2,3,…).

4– Nhánh: mỗi Cành được phân chia ra nhiều Nhánh

5– Chi nhánh: từ mỗi nhánh, tiếp tục phân chia ra (hiện nay chưa có).

Ghi chú: Cụ tổ các Chi hay các Phái đều gọi là Thế Tổ, chọn cụ nào ở đời thứ mấy làm Thế Tổ do Hội đồng gia tộc quyết định và có tính tương đối, nhưng từ dưới những cụ đó không bỏ sót người nào trong họ.

Theo tên gọi trong gia phả, thời xưa khi còn viết chữ Hán (chữ Nho) họ Trần Lê ta đã phân chia ra thành các Chi: Giáp, Ất, Bính, Đinh; trong mỗi Chi lại chia nhỏ hơn đó là Chi Giáp nhất, Chi Giáp nhị… Chi Bính nhất, Chi Bính nhị… Năm 1927 họ Trần Lê đại tôn đã Hợp tự lại thành 8 Phái để tập trung tài lực, lần phân chia này ở đời thứ 6 trở lên và Thế Tổ: Phái Giáp nhất- Trần Đôn Sỹ, Phái Giáp nhị- Trần Đá, Phái Giáp tam- Trần Đôn Loại, Phái 4- Trần Huy Quả, Phái 5-Trần Khắc Nhuận, Phái 6- Trần Đôn Cung, Phái 7- Trần Đôn Phác, Phái 8- Trần Dị.

Mỗi Phái có một Tộc trưởng, Tộc trưởng Phái một cũng là Trưởng họ; mỗi Phái có 2 hoặc nhiều Cánh (Cành), mỗi Cánh có một Tộc trưởng. Những người có chung Cố Can hoặc trong Cánh gọi là Nội thân, trong Phái gọi là Nội tộc, trong họ gọi là Dòng tộc …

Họ Trần Lê ta thời trước đã dùng tên gọi và thực hiện như vậy nhưng hiện nay có một số người, một số Cánh viết trong bài vị và khắc trên bia lăng mộ tên gọi khác nhau, nên chăng Hội đồng gia tộc cần xem xét quy ước thống nhất lại.

II ) Hội đồng gia tộc và trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên

1-  Hội đồng gia tộc (HĐGT): Các dòng họ ở miền Bắc Việt Nam cơ cấu HĐGT thường có: Chủ tịch HĐGT, Trưởng họ (Tộc trưởng họ) vừa là Phó chủ tịch, Tộc trưởng các Chi Phái và một số người cao tuổi có hiểu biết việc họ, việc xã hội, đạo đức tốt, nhiệt tình cao.

+  Đặc điểm và trách nhiệm của HĐGT

– HĐGT là Tổ chức cao nhất đại diện cho cả dòng họ, làm việc theo nguyên tắc dân chủ và cá nhân phục tùng tập thể. Các thành viên hoạt động trên tinh thần tự nguyện và không có nhiệm kỳ hạn định, khi khuyết người nào thì cử người khác thay thế. HĐGT làm việc bằng lương tâm, trách nhiệm, làm việc không tiền công coi đó là đóng góp công đức, đôi khi chịu phiền hà thiệt thòi. Nhiều khi để thực hiện dân chủ thì cuộc họp HĐGT mở rộng (có mời thêm Tộc trưởng các Cánh và người hiểu biết việc họ, việc xã hội…). HĐGT mở rộng thống nhất các chủ trương, kế hoạch, đó là căn cứ để mọi người dân trong Họ kể cả ông Trưởng họ và Chủ tịch thực hiện.

– HĐGT định kỳ tổ chức kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm kê quỹ và mọi tài sản của nhà thờ; nếu dân phản ảnh ai đó làm sai trái hoặc thiếu trách nhiệm cũng phải kiểm tra lại, chấn chỉnh, xử lý. Cá nhân nào làm mất, hư hỏng sẽ có tội với lương tâm, Tổ tiên và chịu trách nhiệm bồi thường.

– HĐGT cử người soạn thảo, sửa đổi và bổ sung quy ước (Tộc ước), sao chép lại và bổ sung Gia phả của Họ nếu cần. Gia phả nên từ 10 đến 15 năm bổ sung chỉnh lý một lần, bản chính (bản gốc) do Trưởng họ giữ, các bản sao do Trưởng các Phái, HĐGT và Trưởng ban biên soạn giữ; riêng Tộc ước (nếu có) in phát đến các Cánh để phổ biến và thực hiện. Gia phả và các tài liệu sổ sách, giấy tờ gốc phải bảo quản cẩn thận; nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, gạch, đánh dấu, sửa chữa khi thấy trong bản gốc có sai sót, vô lý hay điều cần lưu ý; mà nên viết vào một tờ giấy ghi rõ ở dòng nào, câu nào, vì sao sai… và sửa chữa lại như thế nào rồi gửi cho Trưởng họ hay Chủ tịch; ngay cả Ban soạn thảo cũng không được sửa chữa lại bản gốc mà để khi tái bản sẽ viết lại nội dung mới khi đã thông qua tập thể hoặc viết lại như cũ rồi phần dưới cùng có ghi chú nội dung điều chỉnh bổ sung.

– Động viên con cháu tu rèn đạo đức, học tập, công tác tiến bộ góp phần xây dựng con người biết sống tử tế nhân văn và xây dựng dòng họ đoàn kết, phát triển, văn hóa…

2- Ban Cán sự (có Họ gọi là Ban trợ sự) khoảng 3, 4 người, trong đó Trưởng họ và Chủ tịch là 2 thành phần đương nhiên, chỉ bầu thêm 1, 2 người lấy trong Hội đồng (1 người để làm kế toán kiêm thủ quỹ, 1 người soạn và đọc bài cúng trong ngày tế lễ và việc khác…).

– Ban cán sự là thành phần chủ chốt trong HĐGT, là những người vừa tổ chức thực hiện vừa điều hành, có quyền triệu tập họp Hội đồng hoặc Hội đồng mở rộng.

– Ban cán sự thăm hỏi và tổ chức các ngày lễ tết: Trong họ có người đau ốm nặng, qua đời, gia đình khó khăn hoạn nạn, hiếu hỷ khi được các Cánh báo thì Ban cán sự cử người đến thăm hỏi, chia buồn hay chúc vui. Tết âm lịch, rằm tháng giêng, rằm tháng 7 hàng năm tổ chức một trong những việc: yết lão, mừng thọ, trao phần thưởng… Giỗ Tổ (tế Tổ) vài năm tổ chức một lần.

– Tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong họ (nếu có) trên tinh thần hòa giải.

3-  Chủ tịch HĐGT: là người có hiểu biết công việc Họ và xã hội, đạo đức tốt, nhiệt tình cao do HĐGT mở rộng họp bầu ra. Người đó không phải là ông Trưởng họ mà là bất cứ ai trong thành phần mời họp miễn rằng đủ phẩm chất và điều kiện. Chủ tịch điều hành chung và có trách nhiệm lớn trước HĐGT, ký duyệt thu chi và liên quan đến tài chính, chức vị Chủ tịch làm mãi đến khi già yếu không làm được hoặc bị thay thế vì không đủ điều kiện mới bầu lại.

4- Trưởng họ (Tộc trưởng họ) và Tộc trưởng Phái (hay người đại diện của Phái) là thành phần đương nhiên không phải bầu, nhưng khi người đó già yếu hoặc tự thấy do điều kiện không thể làm được nữa hoặc mất uy tín, thiếu ý thức và lười biếng chăm lo việc họ, sai phạm đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật Nhà nước thì mới bị Hội đồng bãi nhiệm thay thế.

Tộc trưởng là cha truyền con nối, nếu bị bãi nhiệm hoặc khi qua đời không có con trai hay cháu đích tôn nối dõi thì lấy em trai kế tiếp hoặc con cả hay cháu đích tôn của em trai đó; cuối cùng nếu không có ai thì chuyển sang Phái thứ 2 (Tộc trưởng các Phái và Cánh cũng như vậy), người thay sẽ chính thức sau khi làm lễ báo cáo Tổ tiên. Tộc trưởng Phái thứ nhất cũng là Trưởng họ và làm thay Chủ tịch khi cần thiết.

5- Vai trò, trách nhiệm của bác Trưởng họ: 

– Trực tiếp trông coi nhà thờ, tham gia quản lý tiền mặt và mọi tài sản của Họ.

– Thường xuyên hương khói Tổ tiên, trông nom mộ Tổ.

– Quản lý Gia phả gốc và các tài liệu khác về lịch sử dòng họ.

– Cùng Ban cán sự tổ chức lễ tết hàng năm và ngày giỗ Tổ; nhiệm vụ chính là dâng lễ, chủ tế…

– Cùng Ban cán sự quan hệ với các Tổ chức địa phương và Nhà nước để giải quyết những việc liên quan của Họ; giải quyết các công việc nội bộ và giữ mối liên hệ đoàn kết trong toàn Họ.

– Cùng Ban cán sự hoặc Hội đồng đi thăm hỏi ốm đau, tang gia, hiếu hỷ.

– Chủ động đề xuất công việc của Họ để Hội đồng họp bàn và cùng Hội đồng thực hiện.

– Có quyền góp ý, đình chỉ, bác bỏ quyết định công việc đang hoặc chuẩn bị tiến hành và lệnh thu chi không hợp lý, chưa cần thiết của ông Chủ tịch và Ban cán sự để chờ HĐGT họp bàn lại.

6- Mối quan hệ giữa ông Trưởng họ với ông Chủ tịch HĐGT

Vị trí Trưởng họ là cha truyền con nối theo phong tục cho nên cũng có thể người đó có đủ hiểu biết, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc của Họ; nếu không có thời gian và điều kiện thực hiện, hoặc có thể bị hạn chế do sức khỏe và một số mặt thì HĐGT mở rộng họp phân công nhiệm vụ cho Chủ tịch và các thành viên HĐGT để gánh bớt việc cho ông Trưởng họ.

7- Ban khuyến học:

 

III ) TỪ ĐƯỜNG – LĂNG MỘ – CÚNG TỔ:

1.    Về Tổ đường: Năm 2008 nhà thờ cụ Trần Như ( tức nhà thờ họ Trần Lê ) ở Trung Lễ được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 360/QĐ-UBND ngày 31/1/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh .

2.    Lăng mộ Tổ đường phải được sạch sẽ, yên vị đảm bảo sự yên tĩnh tâm linh của tổ tiên. Chỉ tổ chức quét dọn, lau chùi sạch sẽ trước ngày lễ Tổ.

Tổng số thành viên kể cả đang sống và đã mất là 4906. Trong đó nam giới là 2224 còn nữ giới là 2680.

Tổng số còn sống là 3274 thảnh viên và đã mất là 1632 thành viên; Trong đó đời 14 chiếm nhiều thành viên nhất gồm 1337 thành viên

  • Không rõ độ tuổi gồm 3126 người trong đó nam giới 1015 thành viên và nữ giới 2109 thành viên. Trong đó đời 13 nhiều nhất gồm 742 thành viên. Còn sống là 1613 người và đã mất 1513 người.
  • Từ 0 đến 5 tuổi gồm 50 người trong đó nam giới 40 thành viên và nữ giới 10 thành viên. Trong đó đời 16 nhiều nhất gồm 31 thành viên. Còn sống là 48 người và đã mất 1 người.
  • Từ 6 đến 17 tuổi gồm 267 người trong đó nam giới 181 thành viên và nữ giới 86 thành viên. Trong đó đời 15 nhiều nhất gồm 119 thành viên. Còn sống là 262 người và đã mất 5 người.
  • Từ 41 đến 60 tuổi gồm 455 người trong đó nam giới 300 thành viên và nữ giới 155 thành viên. Trong đó đời 14 nhiều nhất gồm 224 thành viên. Còn sống là 434 người và đã mất 21 người.
  • Trên 60 tuổi gồm 328 nam giới 264 thành viên và nữ giới 64 thành viên. Trong đó đời 14 nhiều nhất gồm 130 thành viên. Còn sống là 260 người và đã mất 68 người.
Đức Thọ
3:38 chiều, Tháng Chín 25, 2023
25°C
mây đen u ám
Hà Nội, VN
3:38 chiều, Tháng Chín 25, 2023
27°C
mưa vừa
Bien Hoa City, VN
3:38 chiều, Tháng Chín 25, 2023
32°C
mây đen u ám
Buôn Ma Thuột, VN
3:38 chiều, Tháng Chín 25, 2023
25°C
mưa vừa

Lê Dụ

Lê Thước

Lê Thiệu Huy

Trần Văn Giao

THÔNG TIN

Lược truyện liệt sỹ Lê Thiệu Huy

Người cung cấp tư liệu: Ông Lê Anh Tuấn – Đời 13 – Phái Trần Đôn Cung...

Nhớ thương nhà giáo nhiệt huyết, nhà văn tài hoa Lê Trần Sửu

Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, thầy giáo Lê Trần Sửu (trú tại phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) đã ra đi, để lại nhiều nuối tiếc và nhớ thương với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Ông Lê Trần Sửu (bút danh Lê Hoài Nam) sinh ngày 15 tháng 10 năm...

Tiếng vọng cội nguồn

Kính mến tặng bác chú, anh em, con cháu các đời họ Trần Lê Có lần trong giấc mơ bay, Thực – hư, Tôi biết chuyện hay nhà trời: Thiên đình mở hội vui nồng hậu Tại vườn đào Vương Mẫu Tây phương, Kỳ hoa, dị thảo ngát hương, Bồng lai tiên cảnh mê hồn...

Khóc con

Con Thái yên quí cua Cậu Mợ ơi: Mợ quá thương xót, đau đớn quá. nên mợ làm mây câu khóc than thở, âm thầm kêu khóc con. dễ cho đỡ đau đau đớn. Con ơi con: Vẫn biết anh hùng ghi tạo hóa Sống là còn. thác cũng là còn Nhưng chì vì, cốt...

Kiện toàn nghi lễ thờ cúng gia tiên, quy chế tổ chức chi họ

I ) Trưởng họ – Vi trí— Chức năng: Đứng đầu một (07) Chi họ có Trưởng họ – Tức à người con trai thứ nhất của Chỉ thứ nhất ~ hay còn gọi là Chỉ trưởng. Trưởng họ do cha truyền, con nối. Anh Lê Chính Nghĩa là Trưở ng họ của Chỉ họ...

Lê Thiệu Huy – người lấy thân mình chắn đạn cho hoàng thân xu pha nu vông

Nhân ngày Thương binh- Liệt sĩ, mạn phép tác giả đăng lại bài này cho con cháu họ Trần Lê đọc. ANH HÙNG, LIỆT SỸ LÊ THIỆU HUY – NGƯỜI LẤY THÂN MÌNH CHẮN ĐẠN CHO HOÀNG THÂN XU PHA NU VÔNG Bài đăng báo Nghệ An điện tử ngày 27 tháng 7 năm 2021...
Dòng Họ Trần Nguyên Hãn

CỤ TRẦN MINH TRIẾT

Theo trực hệ Dòng Họ Trần Nguyên Hãn Thanh - Nghệ - Tĩnh. Cụ Trần Minh Triết có 4 người con trai và được thờ phụng ở các Dòng họ Trần tại Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nhà thờ tại xã Lâm Trung Thủy, Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Chi họ Trần thờ phụng nhà thờ tại xóm Thừa Sủng- Nam Xuân, xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Chi họ Trần thờ phụng, nhà thờ ở thôn Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) ở Chi họ Tam Thọ có nhà thờ Trang Chính Công Yết Tâm, có sắc phong Trung Đặng Thần. Là Thần Hoàng có công khai hoang lập ấp

Chi họ Trần xóm Đình, thôn Yên Mã, xã Mã Thành , huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Ở đây có nhà thờ thờ phụng Thế tổ Trần Minh Triết (con út thờ cha)

Phái 1 - Phái Trần Đôn Sỹ

Tộc trưởng: Ông Trần Đức Thọ

Ông Trần Đức Thọ vừa là Tộc Trưởng cả họ vừa là Tộc Trường Phái 1. Ông Trần Đức Thọ - Hiện đang ở tại Xã Lâm Trung Thủy - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh

Phái 2 - Phái Đá

Tộc trưởng: Ông Trần Thái Sơn

Không rõ thông tin

Phái 3 - Phái Trần Đôn Loại

Tộc trưởng: Ông Trần Văn Hóa

Ông Trần Văn Hóa - Hiện đang ở tại Xã Lâm Trung Thủy - Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh

Phái 4 - Phái Trần Huy Quả

Tộc trưởng: Ông Trần Xuân Thụy

Ông Trần Xuân Thụy - Hiện đang ở Tỉnh Đắk Lắk

Phái 5 - Phái Trần Khắc Nhuận

Tộc trưởng: Ông Trần Văn Thị

Ông Trần Văn Thị - Hiện đang ở Phường Tân Phong - TP Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai

Phái 6 - Phái Trần Đôn Cung

Tộc trưởng: Ông Lê Công Hóa

Ông Lê Công Hóa - Hiện đang ở TP Hà Tĩnh

Phái 7 - Phái Trần Đôn Phác

Tộc trưởng: Ông Trần Mạnh Hùng

Ông Trần Mạnh Hùng - Hiện đang ở TP Dĩ An - Bình Dương

Phái 8 - Phái Trần Dị

Tộc trưởng: Ông Trần Thái

Ông Trần Thái - Hiện không rõ

- Số đời: 18

- Thành viên: 4.921

+ Nam: 2.234

+ Nữ: 2.685

+ Còn sống: 3.281

+ Đã mất: 1.640

Hỗ trợ kỹ thuật website
Nếu mọi người cần bổ sung thông tin gia phả thì xin liên hệ
BAN CÁN SỰ