Quyển thế phổ đầu tiên của họ TRẦN LÊ ĐẠI TÔN được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ từ năm 1965 do cụ Lê Thước với sự cộng tác của cụ Trần Thiện Kế (ông Bản Ngụ) dịch từ các bản chữ Hán trước đây của các cụ tiền bối để lại. Nó đã được thông qua một số cụ lão thành trong Họ như : cụ Trần Khương (tức cố Đoàn Mân)- Lúc bấy cụ giờ là Thủ chi Họ; cụ Trần Hữu Thưởng (tức ông Bộ Chương), …vv. và được hoàn thành ngày 18 tháng 07 năm 1970 ( tức ngày 08 tháng 3 năm Canh Tuất). Ông Lê Trọng Huyền đánh máy và gửi về cho Họ một bản, nay còn lưu giữ tại Nhà thờ.
Đến năm 1978, Ban cán sự gồm các cụ: Trần Bảo, Trần Cảnh Kiều, Trần Uông, Trần Huyền và ông Trần Lê Dật- làm chủ bút, đã biên soạn quyển thứ hai từ đời 1 đến đời thứ 13 và một phần đời thứ 14, giới thiệu cho các con cháu trong Họ vào ngày đầu xuân năm Canh Thân (1980).
Bản chính do ông Trần Lê Dật quản lý từ bấy giờ (1980) đến năm 1995 thì bị thất lạc. Nay chúng tôi sưu tầm các bản thảo do ông Trần Lê Dật ghi chép, quyển thế phổ do cụ Lê Thước biên soạn, sổ gia phả của các phái để sao chép lại quyển thé phổ này của họ Đại Tôn, chủ yếu là in ấn lại các bản thảo của ông Trần Lê Dật.
Nghiên cứu kỹ 2 cuốn thế phổ do cụ Lê Thước biên soạn và ông Trần Lê Dật lược dịch ghi chép, chúng tôi chĩnh lý lại vài điểm sau đây thuộc GIÁP NHỊ và CHI ĐINH thế hệ đời thứ 7 đến đời thứ 13:
GIÁP NHỊ: Trong cuốn thế phổ do ông Trần Lê Dật ghi chép thế phổ GIÁP NHỊ: Các con cháu đã được ghi lên 2 đời. (Đời thứ 7 Ông Dật ghi là đời thứ 9 ..vv). Nay chúng tôi chép lại đúng theo quyển thế phổ do cụ Lê Thước biên soạn.
CHI ĐINH: Trong cuốn thế phổ do ông Trần Lê Dật ghi chép thế phổ CHI ĐINH: Các con cháu đã được ghi lên 1 đời. (Đời thứ 7 Ông Dật ghi là đời thứ 8 ..vv). Nay chúng tôi chép lại đúng theo cụ Lê Thước biên soạn.
Tuy nhiên quyển thế phổ này chủ yếu mới được ghi chép được các thế hệ con cháu sinh trưởng trong Họ theo từng phái khai báo, còn một số yếu tố khác phải sưu tầm bổ sung thêm như: Năm sinh, Nghề nghiệp, Chức vụ công tác phục vụ, cũng như còn số con cháu chưa báo xin vào Họ, nhất là các hộ ở xa quê đời thứ 13 và 14 còn thiếu nhiều.
Đây là việc quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm để quyển thế phổ Họ TRẦN LÊ ĐẠI TÔN ngày càng được ghi chép đầy đủ lưu giữ lâu dài cho thế hệ mai sau làm căn cứ tiếp tục công việc NHÂN NGHĨA ĐỐI VỚI TỔ TIÊN.
Ngày mồng một tết Tân Tỵ (2001)
Thường trực ban cán sự Họ Đại Tôn:
Trần Lê Đường – Trần Lê Tính