spot_img

Trực hệ Dòng họ Trần Nguyên Hãn Thanh – Nghệ Tĩnh

Để tiện cho việc tìm hiểu về nguồn gốc của họ Trần Lê Đại Tôn Trung Lễ, cội nguồn từ đâu, ở đâu di cư vào Trung Lê sinh sống, trải qua bao nhiêu đời để có dòng họ Trần Lê Đại Tôn chúng ta ngày hôm nay.

Chúng tôi xin giới thiệu từ đời thứ nhất Thỉ tổ Trần Quốc Kinh đến đời thứ 21 (XXI) Thỉ tổ Trần Đăng Như (vị Tổ đầu của dòng họ Trần Lê đại tôn Trung Lễ – Theo “Gia phả- họ Trần Lê đại tôn” chỉnh lý lần thứ tư tháng 6 năm 2016. Đây là bản do Ông Trần Văn Tân – Đời 13 – Phái Ngụ ( Phái Trần Khắc Nhuận ) .Chi tiết các đời như sau:

ĐỜI THỨ NHẤT (I): Thỉ tổ Trần Quốc Kinh

Thỉ tổ Trần Quốc Kinh ngụ ở xã An Sinh huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương, làm nghề chài lưới để sinh sống. Sau đó dời cư sang làng Tức Mạc, huyện Thiên Trường tỉnh Sơn Nam (Nam Định) Sinh hạ con trai trưởng là Trần Hấp

ĐỜI THỨ HAI (II): Thế tổ Trần Hấp:

Thế tổ Trần Hấp là con trai trưởng cùa Thỉ tổ Trần Quốc Kinh ông cùng với cha từ Phúc Kiến, Trung Quốc sang Đông Triều làm nghề chài lưới sau chuyển sang làng Tức Mạc. phủ Thiên Trường tỉnh Sơn Nam (Nam Định)

  Các Con :

  1. Trần Lý: ở Hải Ấp tỉnh Thái Bình, làm nghề chài lưới
  2. Trần Hoàng Nghị ở ấp Ứng Mão, có 3 con trai: (1) Trần An Quốc; (2) Trần An Hạ; (3) Trần An Bang (Theo Gia phả họ Trần, thôn Phượng La)

ĐỜI THỨ BA (III): Thế tổ TRẦN LÝ:

Thế tổ Trần Lý (1151 – 1210), hay Trần Nguyên Tổ, là con trai trưởng của ông Trần Hấp, cháu nội của ông Trần Kinh và là ông nội của Trần Thái Tông, người sáng lập ra triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông chính là người khởi đầu sự nghiệp cai trị Đại Việt gần 200 năm của nhà Trần.

Định cư ở hương Tức Mặc (nay là phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) tới đời Trần Lý là đời thứ ba, chuyên nghề đánh cá. Họ Trần giàu có và có thế lực trong vùng, bên dưới có nhiều thuộc hạ.

Vợ : Trần Lý lấy vợ là Tô Phong, là chị của đại thần Tô Trung Từ nhà Lý, người làng Lưu Gia.

Các con:

  1. Trần Tự Khanh (sinh 1175- mất 1223) Chức Ảnh Thành, triều Nhà Lý
  2. Trần Thừa (sinh 1183- mất 1234) Kiểm chuẩn long nhan, Triều Nhà Lý
  3. Trần Nhị Nương Hoàng hậu vợ vua Lý Huệ Tông
  4. Trần Tam Nương (con nuôi) 6/1218 lấy Đoàn Văn Lợi (Hồng hầu)
  5. Trần An Quốc (tên húy là Trân Thẩm- con nuôi)
  6. Trần Thủ Độ và Trần Anh Quốc 2 người con nuôi (cháu ở với bác họ) từ thủa nhỏ, được thương yêu chăm sóc như con đẻ

ĐỜI THỨ TƯ (IV): Thế tổ TRẦN THỪA

Thế tổ Trần Thừa (sinh 1183- mất 1234) thọ 51 tuổi; Chức Tước Liệt hầu là Nuôi thị Phán thủ (Triều Lý Huệ Tông); Thượng Hoàn (Triều Trần)

Vợ: Bà Lý Thuận Thiên

Các Con: ông bà sinh hạ được 6 người con

  1. Trần Liễu Phụng- chức Càn Vương (Triều Nhà Lý); chức Thái úy hiển hoàng (thời Nhà Trần) giáng chức xuống An sinh Vương
  2. Trần Bồ (tức Trần Cảnh-Trần Thái Tông lên ngôi 10/1/1226- 30/3/1258)
  3. Trần Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hảo
  4. Trần Dị Ái (về sau đi sứ sang Nguyên không về)
  5. Công chúa Thụy Bà (sau là mẹ nuôi của Trần Hưng Đạo)
  6. Trần Bà Liệt (con bà vợ hai của ông Thừa tên là Tân người ở làng Bà Liệt) ông Trần Bà Liệt sinh ra Trần Quốc Toản

ĐỜI THỨ NĂM (IV): Thế tổ Thái Tông TRẦN CẢNH:

Thế tồ Thái tông Trần Cảnh Tên húy là Trần Bồ (sinh 1217 – mất 1277 thọ 61 tuổi). Lên ngôi vua ngày 11/12 năm Ất Dậu (1225) năm lên 8 tuổi, đến năm 1258 thì nhường ngôi cho con và giữ Thượng Hoàng (33 năm làm vua và 19 năm Thượng Hoàng). Miểu hiệu là Thái Tông Trần Cảnh; Ông là một vị vua thông minh, đức độ và có tài tiêu biểu cho một dòng họ trị vì đất nước ; Trực tiếp chỉ huy nước Đại- Việt chống giăc Nguyên lần thứ nhất vào năm 1257 thắng lợi

Vợ:  1. Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 19 tuổi bị giáng xuống là công chúa, Sau này lấy tướng quân Lê Phụ Trần

2.Lý Thuận Thiên (chị Lý Chiêu Hoàng)

Các Con     1. Trần Quốc Khang

2.Trần Hoàng

3.Trần Quang Khải

ĐỜI THỨ SÁU (VI): Thế tổ TRẦN QUANG KHẢI

Thế tổ Trần Quang Khải là con trai thứ 3 của Thế tổ Trần Cảnh. Sinh tháng 10 năm Canh Tý (1240) mất 3/7 năm Giáp Ngũ Hưng Long thứ hai (26/7/1294) thọ 55 tuổi. Ngụ tại thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Vợ : là Công Chúa Phụng Dương còn gọi là Ứng Thụy sinh năm Giáp Thìn (1244) mất 22/3 năm Tân Mão (22/4/1291). Bà là con gái cùa Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân Tuệ Chân.

Các con: Ông bà sinh hạ Bảy người con (3 trai, 4 gái)

  1. Con đầu (bị chết yểu)
  2. Con thứ hai là Trần Đạo Tái (được phong Văn Túc Vương )
  3. Con thứ ba là Trần Đạo . .(bia mòn mất tên) (phong Vũ Túc Vương )
  4. Công chúa Quỳnh Huy
  5. Công chúa Quỳnh Tư
  6. Công chúa Quỳnh Bảo
  7. Công chúa Quỳnh Thái

(Đền thờ Trần Quang Khải được lập trên nền nhà cũ của Người ở thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định có mộ và bia thờ phu nhân Trần Quang Khải do chính Trần Quang Khải soạn văn bia viết: “Phu nhân là công chúa Phụng Dương, con Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Độ và phu nhân Tuệ Chân, sinh được bảy người con: con đầu chết yểu, bà nuôi quan nội hầu quốc công thay con làm con nuôi. Con thứ hai là Trần Đạo Tái, có tài văn võ được phong Văn Túc Vương. Con trai thứ ba là Trần Đạo … (bia mòn mất tên) được phong Vũ Túc Vương và bốn con gái là các công chúa Quỳnh Huy, Quỳnh Tư, Quỳnh Bảo, Quỳnh Thái)

Tác giả Lê Kim Thuyên, trong bài tham luận tại hội thảo Về Trần Nguyên Hãn năm 1988 và trong sách Trần Nguyên Hãn viết tên một số sách chép Trần Nguyên Hãn là dòng dõi Trần Hưng Đạo nhưng tôi đến trực tiếp đọc sách tại viện Nghiên cứu Hán nôm thì không như vậy. Sách Sơn Tây chí viết rất rõ:“Trần Hãn, Tư đồ Trần Nguyên Đán chi hậu”. Sách Đại Nam Nhất Thống chí viết chữ lớn, gọn rõ như sau:“Trần Nguyên Hãn, người Sơn Đông, hữu học thức, tinh binh pháp, dòng dõi Trần Quang Khải.

 

ĐỜI THỨ BẢY (VII): Thế tổ Văn Túc Vương TRẦN ĐẠO TÁI

Thế tổ Trần Đạo Tái là con trai thứ hai của Thế tổ Trần Quang Khải. Từ nhỏ đã tỏ ra thông minh chăm chỉ học tập giỏi văn võ, có tài và trí thông minh đặc biệt. Lên 14 tuổi ông đậu Bảng Nhãn vua Trần Nhân Tông khen ngợi và có ý định dùng ông vào công việc Viện Quốc Học, nhưng ông mất sớm ỏ tuổi thanh xuân

Vợ : Là Công chúa Bảo Tư con gái của Tinh Quốc Đại Vương

Các con: 1. Trần Văn Bích

ĐỜI THỨ TÁM (VIII): Thế tổ TRẦN VĂN BÍCH Thế tổ Uy Túc Công Trần Văn Bích là con độc nhất của Thế tổ Trần Đạo Tái. Ông được giữ các chức: Thái Bảo thời vua Trần Minh Tông, sau gia tặng Thượng Vị Hầu

Vợ:    1. Công chúa Thiên Trân con vua Anh Tông,

  1. Công chúa Huy Thánh con Trần Quốc Chẩn (sau khi công chúa Thiên Trân mất)

Các con: Ông bà sinh hạ được hai con trai

  1.   Trần Nguyên Đán và
  2. Trần Nguyên Uyên, con gái không rõ

ĐỜI THỨ CHÍN (IX): Thế tổ TRẦN NGUYÊN ĐÁN

Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán (sinh 1325 mất 1390 thọ 65 tuổi)

Được phong Chưởng Thụ Thương Vị Hầu Đại Tư Đồ thời vua Nghệ Tông

Trần Nguyên Đán là nhân vật tài ba là nhà Bác học, nhà Chính trị, nhà Quân sự, nhà Văn, nhà Trí thức lớn. Có công giúp nhà Trần phế truất Dương Nhật Lệ dẹp loạn triều thời vua Dụ Tông. Ông là Thiên tài được ca tụng.

Vợ: Không rõ tên của bà

Các con: Ông bà có nhiều con nhưng còn lại 3 trai, 2 gái

  1. Con trai trưởng là Trần Nguyên Mộng lấy con gái nuôi của Hồ Quý Ly
  2. Con trai thứ hai là Trần Thúc Giao làm Thủ phủ Diễn Châu thời Hồ Quý Ly
  3. Con thứ ba Bà Trần thị Thái (Trần Thị Ngọc Điệp) bà lấy ông Nguyễn Phi Khanh, sinh hạ người anh hùng Nguyễn Trãi.
  4. Con thứ tư là ông Trần Thúc Quỳnh
  5. Con thứ năm là bà Trần Thị Thai lấy ông Nguyễn Anh là một quan Tri Phủ

ĐỜI THỨ MƯỜI (X): Thế tổ TRẦN THÚC QUỲNH

Thế tổ Trần Thúc Quỳnh sinh năm 1356- mất        ). Sinh thời của ông bà vào cuối thời Nhà Trần. Triều đình rối ren bởi phản loạn triều thần bị dồn ép. Gia quyến gặp buổi biến loạn thực sự khó khăn. Ông đưa người con tai độc nhất là Trần  Thuần Đức về ở với gia đình anh rể là ông Nguyễn Phi Khanh ở Thôn Hạ, xã Nhị Khê huyện Thường Phúc, Ngoại thành Hà Nội

Vợ: Bà Nguyễn Thị Uyển

Các con       1. Nguyễn Thuần Đức

ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT (XI): Thế tổ TRẦN THUẦN ĐỨC (Trần Án)

Thế tổ Trần Thuần Đức ở Thôn Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thường Phúc (ngoại thành Hà Nội) với gia đình ông Nguyễn Trãi

Vợ: Thế tổ Trần Thuần Đức là bà Lê Thị Hoàn (theo gia phả xã Nhị Khê). Sau khi lấy bà Hoàn, Thế tổ Trần Thuần Đức đã đổi tên là Trần Án rồi từ giã gia đình ông Nguyễn Phi Khanh lên ở vùng Làng Gốm xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau này đây là Danh sở của ông Trần Nguyên Hãn; Nay là Đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn ở làng Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Các con:  

  1. Con trai trưởng, cùng cha Thế tổ Trân Án bị Hồ Quý Ly giết chết trong cuộc loạn đảo cướp ngôi Nhà Trần năm 1400
  2. Con trai thứ Trần Nguyên Hãn (năm ông lên 10 tuổi) cha và anh bị giết trong cuộc Hồ Quý Ly cướp ngôi Nhà Trần (năm 1400) ông cùng mẹ trốn thoát chạy vê định cư tại Làng Gốm xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vỉnh Phúc

Dân địa phương có câu “Ba Làng kẻ gốm- Bốn làng Triều Đông”  để chỉ địa danh của xã Sơn Đông thời cổ

ĐỜI THỨ MƯỜI HAI (XII): Thế tổ Tả Tướng Quôc TRẦN NGUYÊN HÃN

Thế tổ Trần Nguyên Hãn sinh ngày 1 tháng 2 năm Canh Ngọ 1390 tại làng Gốm, nay là Làng Quan Từ Đa Cao, xã sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc- mất 26 tháng 10 năm Kỷ Dậu (1429) thọ 39 tuổi

Ông là nhà quân sự Đại Việt thời Lê sơ.Thuộc dòng dõi nhà Trần, nổi bật với việc tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống sự đô hộ của nhà Minh. Ông từng được phong giữ các chức

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức Lê Thái Tổ (1428). Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả tướng quốc.

Nhưng về sau vì tính đa nghi, Thái Tổ bắt tội ông khiến ông tự sát. Đến đời Hoàng đế Lê Nhân Tông, ông mới được ân xá và khôi phục chức vị.

Vợ: Theo gia phả các chi họ ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, thì Trần Nguyên Hãn có ba vợ, hai người vợ đầu là:

  • Bà cả (không ghi tên) người làng Cao Phong, xã Văn Quán. Ông bà sinh hạ được một con trai là Trần Doãn Hữu, tự là Trung Khang. Trước khi ông Trần Nguyên Hãn xuống thuyền về kinh (theo lệnh triệu hồi của Lê Lợi), ông cho mẹ con bà chạy trốn vào rừng Thần; sau trở lại Sơn Đông.
  • Vợ thứ hai là bà Lê Thị Tuyển. Ông bà sinh hạ hai con trai là Trần Trung Khoản và Trần Đăng Huy (tự là Trung Lương). Khi Trần Nguyên Hãn xuống thuyền về kinh, ông cho ba mẹ con bà Tuyển chạy trốn sang làng Kẻ Nú, phủ Tam Đới huyện Phù Khang, trấn Tây Sơn. Sau người con lớn Trần Trung Khoản tiếp tục bỏ đi và đổi ra họ Quách. và Trần Đăng Huy đổi sang họ Đào.
  • Bà vợ thứ ba Theo Ông Lê Quý Đônchép trong Lê triều thông sử rằng ông (Trần Nguyên Hãn) bị bắt về Kinh sư cùng người vợ thứ ba và người con nhỏ (hài đồng tử). Sau khi ông chết, Lê Lợi cho bắt hai mẹ con bà này về kinh quản thúc, gia sản của Trần Nguyên Hãn bị tịch thu. Con cháu ông không có ai bị giết.

Các con :  

  1. Trần Doán Hữu (tự là Trung Khang) con bà cả
  2. Trần Trung Khoản con bà thứ hai Lê Thị Tuyến
  3. Trần Đăng Huy (tự là Trần Trung Lương) con bà thứ hai Lê Thị Tuyến
  4. Trần Pháp Độ (sinh 1424) con trai Bà thứ ba tên là Bà Chúa Lôi.

Gia phả Tống Sơn ghi “ Pháp độ dược mời ra làm quan Thiết chế Lễ Tướng công- thời vua Lê Nhân Tông”

Gia phả Nghệ tĩnh ghi “Pháp độ  sinh năm 1424”

ĐỜI THỨ MƯỜI BA (XIII): Thế tổ Thiết Chế Lễ Tướng Công TRẦN PHÁP ĐỘ

Thế tổ Pháp Độ Tướng công là con trai út (con bà ba) của Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn. Sinh năm 1424 sau khi thế tổ Trần Nguyên Hãn bị nạn (26/02/1429) ông cùng với mẹ bị triều đình nhà Lê đưa về quản thúc tại Thăng Long. 26 năm sau năm Diên Ninh thứ hai (1455) vua Lê Nhân Tông xuống chiếu minh oan cho Tả Tướng Quốc, mẹ con Ông được trả tự do. Ông làm quan dưới Triều nhà Lê giữ chức Thiết chế lễ Tướng công

Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), dưới triều vua Lê Thánh Tông, ông xin hưu quan, đưa vợ là bà Lê Thị Từ Quang cùng ba con trai là Trần Công Sủng, Trần Đạo Tín và Trần Thiện Tính về ở Tống Sơn, nay thuộc h.Hậu Lộc,T.Thanh Hóa

Sáu năm sau (1476) ông và 2 con Trần Công Sủng, Trần Thiện Tính đi vào Nghệ An. Ông chọn chùa Liên Hoa, làng Phì Cam để ở, làm nghề Thuần danh nội đạo. Sau khi ổn định cuộc sống, ông đưa con trưởng Trần Công Sủng trở lại định cư tại chùa Sải, thôn Kim Cốc, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Sau đó, ông vào Nghệ An cùng con út Trần Thiện Tính tổ chức khai dân, lập xứ Nương Mao, nay là vùng đất thuộc các xã Vĩnh Thành, Nhân Thành, Hợp Thành, huyện Yên Thành, và một số xã thuộc huyện Diễn Châu (giáp với huyện Yên Thành), tỉnh Nghệ An

Vợ : là bà Lê Thị Từ Quang

Các Con

  1. Con trai trưởng Trần Công Sủng
  2. Con trai thứ: Trần Đạo Tin
  3. Con trai thứ ba: Trần Thiện Tính (tục hiệu là Ông Chân Thường, Người sinh hạ ra trực hệ dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh)

Mộ Thế tổ Trần Pháp Độ táng tại xứ Tường Lai, Hào Kiệt, nay là xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; Đền chính thờ Thế tổ Trần Pháp Độ được xây tại thôn Đan Trung, xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Lấy ngày cải táng ông (20/5) để làm ngày giỗ Tổ hàng năm

ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN (XIV): Thế tổ TRẦN THIỆN TÍNH

Thế tổ Trần Thiện Tính Húy Là Khương

Vợ: Không rõ

Các con:

  1. Trần Chân Tịch (Hiệu Huyền Nghiêm, húy Phúc Quảng)
  2. Trần Chân Tính (Hiệu Huyền Thông)
  3. Trần Chân Thiên (hiệu là Huyền Linh)

ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM (XV): Thế tổ ĐỊNH XUYÊN QUẬN TRẦN CHÂN TÍNH

Thế tổ Trần Chân Tính- hiệu là Huyền Thông

Vợ: Có hai bà (không rõ)

Các con: có 11 người con

ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU (XVI): Thế tổ TRẦN THIỆN HẠNH (Con bà thứ nhất)

Thế tổ Trần Thiện Hạnh là con thứ năm của thế tổ Trần Chân Tính

Vợ và các con (không rõ)

ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY (XVII): Thế tổ TRẦN HUỆ HƯƠNG

Thế tổ Trần Huê Hương là con trai của thế tổ Trần Thiện Hạnh

Vợ và Các con   :  Không rõ

ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM (XVIII): Thế tổ TRẦN HUỆ MINH

Thế tổ Trần Huệ Minh là con trai của Thế tổ Trần Huệ Hương

Vợ: (không rõ)

Các con: có 2 người con

  1. Trần Thiện Tâm (Yết Tâm)
  2. Trần Thiện Phúc

ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN (XIX): Thế tổ TRẦN THIỆN TÂM (Yết Tâm)

Thế tổ Trần Thiện Tâm là con trai của Thế tổ Trần Huệ Minh

Vợ: (không rõ)

Các con: 1.  Trần Minh Triết

ĐỜI THỨ HAI MƯƠI (XX): Thế tổ TRẦN MINH TRIẾT

Thế tổ Trần Minh Triết là con trai của Thế tổ Trần Thiện Tâm (Yết Tâm)

Vợ: (không rõ)

Các con: có 4 người con trai

  1. Trần Đăng Như (hiện nay con cháu và nhà thờ tại xã Trung Lễ, Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)
  2. Trần Khắc Liễu (Chi họ Trần thờ phụng nhà thờ tại xóm Thừa Sủng- Nam Xuân, xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
  3. Trần Liễu Ngộ (Chi họ Trần thờ phụng, nhà thờ ở thôn Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) ở Chi họ Tam Thọ có nhà thờ Trang Chính Công Yết Tâm, có sắc phong Trung Đặng Thần. Là Thần Hoàng có công khai hoang lập ấp
  4. Trần Thế Lộc (Chi họ Trần xóm Đình, thôn Yên Mã, xã Mã Thành , huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Ở đây có nhà thờ thờ phụng Thế tổ Trần Minh Triết (con út thờ cha)

ĐỜI THỨ HAI MƯƠI MỐT (XXI): Thế tổ TRẦN NHƯ

(tức Cụ Trần Đăng Như Thủy tổ- Đời thứ nhất của dòng họ Trần Lê Đại Tôn tại xã Trung Lễ, Huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh)

[wpda_org_chart tree_id=”6″ theme_id=”50″]

NGƯỜI BIÊN SOẠN:

Tháng 6 năm 2016

Ông Trần Văn Tân – Đời 13 – Phái Ngụ ( Phái Trần Khắc Nhuận )

 

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,000Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles