spot_img

Kiện toàn nghi lễ thờ cúng gia tiên, quy chế tổ chức chi họ

I ) Trưởng họ – Vi trí— Chức năng:

Đứng đầu một (07) Chi họ có Trưởng họ – Tức à người con trai thứ nhất của Chỉ thứ nhất ~ hay còn gọi là Chỉ trưởng. Trưởng họ do cha truyền, con nối.

Anh Lê Chính Nghĩa là Trưở ng họ của Chỉ họ LÊ THƯỚC. Tuy nhiên, Chỉ họ LÊ THƯỚC là họ lớn nên còn gọi là Trưởng tộc thay cho Trưởng họ.

Người làm trưởng họ phải có phẩm chất đạo đức, được mọi người trong dòng họ tin tưởng, tín nhiệm. Trong họ, khi trưởng họ mất, người con cả thay thế, được quan viên họ tổ chức lễ suy tôn – Lễ này tuy đơn giản nhưng mang đậm nét truyền thống dân tộc

Người được suy tôn làm Trưởng họ phải cúng bái Tổ tiên và ra mắt an hem họ hàng, trước khi gánh vác những công việc quan trọng được giao.

Người được suy tôn phải phải hứa trước bàn thờ tổ tiên là:

  • Hoàn thành tốt trọng trách của người Trưởng họ
  • Là người tham gia giải quyết việc của dòng họ như cưới xin, ma chay…giải quyết các mối quan hệ trong dòng họ và giữ gìn sự đoàn kết trong dòng họ.
  • Việc Họ là việc làm tự nguyện, công tâm hướng về cội nguồn và là trách nhiệm chung
  • Mọi việc quyết định cần bàn bạc dân chủ trên cơ sở thỏa hiệp, tôn trọng ý kiến các bậc Trưởng họ.
  • II)  Nhiệm vụ Trưởng họ:

Trông nom nhà thờ Họ ( bao gồm xây dựng, sửa chữa, quản lý Từ đường )

Tổ chức các kỳ cúng giỗ. Chủ trì các nghi lễ trong dòng họ:

  • Lễ do con cháu đóng góp theo chỉ đạo của Trưởng họ, nếu sung túc thì Lễ to
  • Khi vào Tế lễ, Trưởng họ dẫu có trẻ tuổi vẫn là Chủ Tế. Các ông chú dù la cao tuổi vẫn là Bồi Tế. Nếu nhỏ quá thì 1 ông chú kế Trưởng thay thế.

Soạn, ghi chép quản lý gia phả, bổ sung tư liệu theo thời gian …

Chắp nối họ mạc ( những người chưa biết ), lập danh sách vào gia phả dòng tộc

III) Một số quy định trong Lễ – Giỗ:

  • Giỗ chính:

Thờ cúng cụ Lê Thước và các vị gia tiên ( cụ Lệ Trọng Liệu, Lê Thị Ba …) được thờ phụng hàng năm vào ngày 16/8 âm lịch tại TỪ ĐƯỜNG

Cứ 3 (03) năm một (01 lần, Lễ được làm lớn tại Từ Đường  ở Trung Lễ – Đức Thọ – Hà Tĩnh. Các con cháu tập trung về đây dự lễ. Trưởng Họ là Chủ Lễ. Trưởng họ phải lập kế hoạch dự kiến lịch trình Lễ và thông bao cho các con cháu, họ hang biết về dự lễ.

  • Giỗ phụ: Ngày 21/3 âm lịch ( hoặc 18/2 âm lịch ), lễ giỗ bác Lê Thiệu Huy hy sinh tại nước Lào ( Bác chưa có gia đình ). Chủ Lễ là chú Lê Thượng Quýnh và họ hàng Hà Tĩnh.
  • Tư liệu gia đình: Trưởng Họ có trách nhiệm quản lý, lưu trữ toàn bộ tư liệu lịch sử của dòng họ. Các tư liệu đang được lưu trữ tại các gia đình hoặc cá nhân cất giữ, xin chuyển giao ngay cho anh Lê Chính Nghĩa ( Trưởng họ ) quản lý. Anh Lê Chính Nghĩa có trách nhiệm phục vụ chu đáo những người đến tìm hiểu và khai thác nguồn tư liệu này. Trong Lễ giỗ họ hàng năm, cần thông báo tóm tắt cho mọi người biết thông tin mới về nhân sự, về thành tích có đượccủa các thành viên trong dòng họ.
  • Chi phí thường xuyên: Con cháu đóng góp tiền vào Quỹ tiết kiệm hằng năm để lo việc hương khói (cúng lễ ngày Râm, Lễ, Tết…. lo việc vệ sinh Từ đường … Mùng thọ các vị Cao niên (> 80 tuổi) cùa dòng họ). Trướng họ đề xuất và quàn lý kinh phí này. Chi phí đột xuất: Để chi các công việc đột xuất phải làm ( như tu sửa Từ Đường, lễ giỗ hàng năm,xây sửa lăng mộ…). Trong Họ đề xuất công việc phải làm và mức kinh phí phải làm và các gia đình phải nộp hoặc tình nguyện đóng góp. Chi tiêu phải công khai, minh bạch và tiết kiệm.

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2019.

Người biên soạn

BẢN PHÓ KÝ PHÁI LÊ CÔNG

Xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, tinh Hà 1 inh
Lê Thước – Đời thứ 6. cửa Ắt. chép khởi biên (1964).

  1. LAI LỊCH PHÁI LÊ CÔNG

Phái Lê Công khởi dầu từ Cụ Lê Công I uân là vị tô đau tien cu I ‘ tên có hai chữ “Lẽ Công”. Cụ Lê Công Tuần là con Cụ Trân Đôn ung ọ họ Trần Đại tông có nhà thờ tại xóm Sau, xã Đức 1 rung, huy ẹn                                                                     . •

Từ trước, các tổ tiên đều họ Trần, đến đời thứ 6, Cụ 1 ran Đon g y người vợ thứ hai là Lê thị Thiều, sinh con đặt tên theo họ mẹ gọt a Tuần, về sau các con cháu đều lấy tên họ là Lê, lập thanh mọt par L.

Lê Công mà vẫn được trong họ Trần Đại tông.

Có người nói việc đổi tên họ Trần sang họ Lê khơi đau tu Cụ Ce • > • đời thứ 4 của phái. Nói như vậy là sai. Cụ Lê Dụ sinh năm I an Mui m O g thứ 10 (1811), nhưng năm Gia Long thứ 11 (1812), bà Lê thị 1 hieu lạp I tan t chia gia tài cho con thi đã có chữ của Cụ Lê Công Pho ky ten nhạn phan gia ta~ chia cho cố phụ là Lê Công Tuần đã mất. Năm đó, Cụ Lê Dụ đã hơn 1 tuoi, ro ràng hai chữ “Lê Công” đã có trước khi Cụ ra đời.

  1. THÉ PHÓ PHÁI LÊ CÔNG

ĐỜI THỨ NHÁT.

Vị tồ của phái Lê Công là Cụ Tràn Đôn Cung, con c ụ Trân 1 ô Mân và là cháu Cụ Trần Khôi, tức Can Khoa Điền, người lập ra ruộng khoa điền để thường cho con cháu nào cùa họ học giòi, thi đậu thi được hường hoa lợi suốt đời mình.

Cụ Trần Đôn Cung lấy vợ thứ hai là bà Lê Thị Thiều, con Can 1 lầu lang, người họ Lẻ cùng làng ờ xóm Ràn, lức xóm Vĩnh Khánh. Bà Lê thị Thiều sinh con trai đặt tên là Lê Công Tuần.

Cụ Trần Đôn Cung mất, bà Lê thị Thiều lấy chồng khác họ Nguyễn ờ xóm Ràn, sinh con trai thứ hai, đặt tên là Lê Hựu (ông này trong tộc phổ họ Nguyễn ghi tên Nguyễn Hựu, theo họ tên bên cha).

Năm Gia Long thứ 11 (1812), bà Lê thị Thiều 94 tuổi, lập phân thư chia vườn nhà, ruộng đât cho hai con, không nhắc đến chồng nhưng có vài người thân thích và hào lý trong làng ký tên làm chứng. Buồi ấy, con trai đầu của bà là Lê Công Tuân đã mat, cháu đích tôn là Lê Công Phó con Cụ Lê Công Tuần, ký tên nhận phần gia tài cho cố Phụ ( thừa nhận cố phụ kỷ phần, đích tôn Lê Công Phó ký. Sau chữ ký của cụ Lê Công Phó thì cụ Lê Hựu ký nhận phần chia cho mình ( thừa nhận kỷ phần, Lê Hựu tự ký ).

Theo bản phân thư nói trên của bà Lê Thị Thiều làm năm Gia Long thứ 1 ( 1812 ) thi 2 chữ “Lê Công” vị tổ đời thứ 2 của phái.

ĐỜI THỨ HAI

Vị tổ đời thứ hai của phái Lê Công là cụ Lê Công Tuần, con cụ Trần Đôn Cung và bà Lê Thị Thiều. Từ cụ Lê Công Tuần trở xuống cho đến ngày nay, con cháu phái Lê Công vẫn lấy tên họ là Lê, mặc dù nguồn gốc chính là họ Trần. ( Từ năm 1926 trở đi, họ Trần đổi là họ Trần Lê hoặc Lê Trần nên trong con cháu của phái có một số lấy tên là họ Trần Lê hoặc Lê Trần như liệt sỹ Lê Trần Thái, con ông Lê Mạnh Bính.

Cụ Lê Công Tuần sinh hạ một con trai là Lê Công Phó.

ĐỜI THỨ BA.

VỊ tổ đời thứ ba của phái Lê Công là Lê Công Phó, con Cụ Lê Công Tuần. Cụ lấy người vợ họ Trần xóm Vĩnh Lão, cùng làng. Họ Trần này trước kia có ông Trần Tước, đậu tiến sỹ khoa Bính Thin năm Hồng Đức thứ 27 (1496), hiện có tên ở bia Tiến sỹ khoa ấy (óng đận thứ 7) dặt tại trước nhà Văn Miếu – Hà Nội. Bà vợ họ Trần sinh một con trai là Lê Dụ và một con gái a a Quăm, vợ ông Trần Quăm người xóm Mơi Côi, tức xóm Vinh Lao.

Bà vợ họ Trần mất, Cụ Lê Công Phó lấy vợ kế họ Đặng, người làng I họ Tương, huyện Đức Thọ, sinh được bôn con trai là Lê Bách (tưc ong Long), Le Hách, Lê Thạch và Lê Đích (tức ông Khuyên) với một con gái là bà Xang, lây chồng về làng Hằng Nga (nay Yên Vượng).

Cụ Lê Công Phó mất ngày 12 tháng 4 năm nào không rõ, mộ táng tại xứ Mụ Mân, làng Trung Lễ (nay xã Đức Trung). Cụ dược tặng phong hàm Quang lộc tự khanh nên mộ cụ thường gọi là mộ Can Tặng.

ĐỜI THỨ TƯ.

Vị tô đời thứ tư là Cụ Lê Dụ và các ông Lê Bách, Lê Hách, Lé Thạch và Lê Đích, đều con Cụ Lê Công Phó sinh ra.

Cụ Lê Dụ tự là Hiếu Vấn, sinh năm Gia Long thứ 10, Tân Mùi (1811). Mẹ đẻ mất sớm, cụ ở với mẹ kế, phải làm lụng vất vả, dạy sớm thức khuya, cắt cộ chăn trâu, xay lúa giã gạo. Tính cụ ham học, không có dầu thẳp đèn, Cụ phải đốt hương mà học. Năm Minh Mạng thứ 21, Canh Tý (1840), Cụ thi hương đậu cử nhân. Qua năm sau được bổ tri huyện Kim Động (tinh Hưng Yên), sau đoi vẽ Bộ tháng dân đèn chức Lang trung Bộ Hình, rồi đồi ra Bố chánh các tỉnh Thanh Hóa, Tuyên Quang, Sơn Tây. Năm Tự Đức thứ 21 ( 1870 ), cụ được cử giữ chức Nam Nghĩa tuần phủ. Bốn năm sau, đổi về tham trị Bộ Hình. Năm Giáp Tuất, Tự Đức thứ 27 ( 1874 ) ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, có cuộc khởi nghĩa Tú Mai – Tú Tấn,triều đình sai Hội Oai – một tên võ quan rất tàn ác, đem quân ra dàn áp giết hại nhân dân, nhiều người phái bỏ làng đi trốn tránh,tình cảnh  vô cùng cực khổ. Các quan người đồng chầu hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cùng nhau bàn bạc, không thể ngồi yên để mặc quê hương xứ sở chìm đắm trong máu lửa, bèn khuyên vị quan đàn anh là Cụ Lê Dụ nên tâu vua xin thi hành chính sách chiêu an và cử Cụ Lê Dụ làm Khâm phái chiêu an hộ đốc Nghệ Tĩnh (tức quyền Tổng đốc). Cụ ra đến nơi liền hạ lệnh rút quân lính đóng tại các đồn về tỉnh và thả hết người bị bắt giam vì tình nghi có liên quan đến cuộc khởi nghĩa. Sau ba bốn tháng chiêu an, tình hình các nơi đã tạm yên. Nhưng một đêm tỉnh thành Hà Tĩnh bỗng bị cướp phá, Cụ Le Dụ bị triệu về Kinh và bị giáng làm Tá lý bộ Hình (sau dược truy hàm thị lang bộ ấy). Buổi ấy, người con gái đầu của Cụ là bà Đốc Trùm lấy chồng về lành Đông Khê sinh con đầu lòng là bà Tú Bạng, nhân bà kế mẫu họ Đặng còn sốngcác quan liêu thuộc và các bạn đồng chầu thiết tiệc mời Cụ được “tứ đại đồng đường” ( bốn đời cùng chung một nhà). Tối hôm ấy, tức là ngày 17 thang 12 âm lịch năm Giáp Tuất (24/1/1875), Cụ cảm bệnh nặng, sang ngày sau thì mất, thọ 64 tuổi. Quan tài được đưa về mai táng tại quê nhà, xứ Cửa nhà Thánh, gần Giăm Rồng, đầu quay về hướng Đông, chân đạp về hướng tây. Mộ đắp đất, năm 1918 mơi đặt mộ chí và năm 1940 mới xây tường bao quanh.

Trong khi làm quan, Cụ Lê Dụ có tiếng thanh liêm cần mẫn và hết lòng vì dân. Các cổ lão kể lại rằng khi Cụ làm Tuần phú Quảng Nam, nhân dân lê tiện bạc rất nhiều nhimg Cụ không lấy. Cụ bà hỏi Cụ nhà nghèo sao không lây ít tiên đề cho con. Cụ trả lời: “ta không lấy tiền của nhân dân chính là để cho con đó”. Cụ từng nói: “Thái căn khả thực, thiên hạ hà sự bất năng vi” (rau cù mà ăn được thì việc gì trong thiên hạ mà chảng làm được). Lời nói ấy dược ghi chép lại trong sách Đại Nam liệt truyện về mục tiểu sừ của Cụ. Tuy làm quan xa mà Cụ thường để ý giúp đỡ làng xã: Cụ đã quyên tiền giúp xã bắc hai cây cầu bằng gỗ lim, một cái ở Đồng Trưa đi sang Mụ Rặt và một cái di qua rào Thụy Vân gọi là Cầu Ngù. Năm Tự Đức thứ 24 (1871), Cụ làm tuần phủ Quảng Ngãi có gửi về xã^nhà một bức thư kèm theo hai nén bạc (ngân nhị hốt) đề làm Chùa Chợ và Lễ cưới Chợ. Trong bức thư ấy, Cụ còn đề nghị với xã khuyên những nhà có nhiều tiền góp vốn làm phố cho thuê, lấy tiền rẻ, một phần chia cho nhưng nha gop von va một phân bỏ vào quỹ công để làm các việc lợi ích chung Sau khi Chợ Chùa lập xong, Cụ có gửi về một bài thơ vịnh quang cảnh xã nhà vui vẻ tâp nập hơn xưa (xem phần Phụ lục ớ Tiểu sử làng Trung L ca Lê Thước).

Cụ Lê Dụ ( thường quen gọi là Quan Khâm vì cụ làm khâm phái chiêu an như đã nói ở trên ) muộn sinh con trai ( 54 tuổi mới sinh con trai đầu là Lê Triện nên phải lấy nhiều vợ.          c

Bà Cả là con Can Nghệ họ Lê ở xóm Ràn chỉ sinh bốn con gái.

Can Khâm bà mất ngày 2 tháng 9 năm Tàn Tỵ (1881). Mộ táng ơ xứ Mụ Ậm, từ cầu Mụ Âm đi thẳng sang.

Bà vợ thứ hai cùa Can Khâm người họ Lê, xóm Ràn, cánh ong Chun I thường gọi là Vú Triện vi đẻ ra ông Lê Triện, tức ông cụ Giáo. Ba mat ng< y tháng 9 năm nào không rõ. Mộ táng ở xứ Cửa Diệc.

– Bà vợ thứ ba là cô Phượng, sinh con trai là Lê Phượng, thương gọi la ong Ám Phượng, 15 tuổi chết vì bệnh đậu mùa, mộ táng tại xứ Đông Đia.

Bà vợ thứ tư là cô Hển, người làng Vãn Lâm, cùng tông, sinh hai con gai. người chị lấy làm vợ kế ông Tú tài Nguyễn Dưỡng Giá, người lang Van Lam (nay xã Đức Lâm), làm chức Thương biện ngự tiền văn hộ gia cưa Vua Ham Nghi. Người em là bà Hét lấy chồng là Nguyễn Chanh, người lang Gia Hanh, huyện Can Lộc.

Người vợ thứ năm của Can Khâm là bà Nguyễn thị Tuân, ngươi lang An Hòa, huyện Hương Trà, phía bắc Kinh thành Huế. Bà sinh năm 1 ự Đưc thư 4, Tân Hợi (1851). Khi Can Khâm mất, bà mới 23 tuổi ở góa nuôi hai con trai là Lê Trọng Liệu và Lê Sà ăn học cho đến khi trưởng thành. 1 ính bà hiên lành, thương người, bà con làng họ quen gọi bà là Can Tiết vì năm 1909 thời vua Duy Tân, bà có được vua ban cho sắc tiết phụ với bốn chữ “tiết hạnh khả phong”. Lúc tuổi bà đã cao, cảnh nhà thật là vui vè, hai con trai của bà lúc ấy đi làm quan đã về hưu, vợ chồng song toàn, con cháu đông đúc. Năm 1940, họ làng con cháu làm lễ mừng bà thọ 90 tuổi vừa xong, đến ngày mồng 4 tháng hai âm lịch năm Canh Thìn (12/3/1940) thi bà tạ thế, hưởng thọ 90 tuổi, mộ tang tại xứ cửa nhà Thánh, gần mộ Can Khâm ông.

về đời thứ 5, còn có các ông kể sau:

  • Lê Bách (tức óng Long) có con trai là Lê Hùng sinh Lê Bi, lấy vợ họ Hoàng, người Nhân Thọ, sinh con trai là Lê Thọ, hiện ở Chợ Trổ. Ông Lê Bách con có ba con gái là bà Thiện Long (xóm Ngũ Lai, xã Đức Trung), bà Nhiêu Tói và bà Nhiêu Phiện (xem bài “thư này viết cho Mê Nhiêu •’ ở phán phụ lục).
  • Lê Hách, không có con trai, chỉ sinh được 4 con gái là bà Tấp ( mẹ ông cụ Bằng ), bà chắt Bài lấy chồng về xóm Tân Phong, bà Hòe lấy chồng về xóm trại, bà thứ tư lấy chồng về Đông Khê.
  • Ông Lê Thạch làm hiệp quản, sinh con trai là Lê Vượng tức bếp Vượng.
  • Lê Đích tức ông Khuyên, sinh hai con gái là bà Tú Văn ở Văn Lâm và bà Dái Hân – chồng người họ Hoàng ở Yên Phúc ( nay là Đức Phúc ).

ĐỜI THỦ 5 – CỨA GIÁP: CÁNH ỎNG CỤ GIÁO.

Óng cụ Giáo tên là Lê Triện, hiệu Trúc Khê, sinh nãm Giáp Tý, Tự Đức thứ 17 (1864), con trai đầu Cụ Lê Dụ, quán làng Trung Lễ, tổng Văn Lâm, nay là xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, tinh Hà Tĩnh.

Ngày 28 tháng 9 năm Canh Ngọ, ông mất tại qụê nhà (tức dương lịch ngày 18/11/1930), thọ 67 tuồi. Mộ táng tại xư Mụ Âm, gần mộ Can Khâm bà.

Bà cụ Giáo họ Lê, con cụ quản đạo Lê Văn I ự. người cùng làng với cụ Giáo. Bà sinh năm Giáp (1864), mất ngày 18 tháng ba năm Mậu Dan (1938). Mộ bà cũng táng tại xứ Mụ Ảm, bên cạnh mộ cụ ông. Ông bà sinh hạ 10 ngươi con (đời thừ 6) theo thứ tự như sau:

  1. Lẽ Chừ: Sinh năm Quý Mùi (1883). đậu Tú tài trường Binh Định năm 1912, làm trợ giáo chữ Hán trường Binh Định, sau dải ra trường Pháp Việt tỉnh Hà Tĩnh, nhân làm nhà ớ tại đó. Ống mất ngày 12 tháng 9 năm Kỹ Tỵ (1928). Vợ là Lương Thị Huỳnh, người làng Hạ Tứ, huyện Đức Thọ. Ông bà Lê Chữ sinh được hai con trai là Lê Doán và Lê Duân.
  2. Lê Thị Đôi, tức bà Chắt Quê: Lấy chồng về làng Mật, huyện Can Lộc, tinh Hà Tĩnh.
  3. Lê Bào, tức Viên Ba: Sinh năm Ký Dậu (1886), mất nảm 1931. Lấy vợ ngự làng Phù Minh, huyện Can Lộc, sinh dược hai con trai là Lé Mạo, Lê Bùi và một con gái là Lê Thị Thiện, lấy chồng về Đông Khê, cùng xã.
  4. Lê Nhu, thường gọi là Cứu Hương: Sinh năm Mậu Tý (1888). thông chữ Hán và có làm giáo sư, sau vê làm nhà ở thị xã Hà Tình. Vợ ông họ Phan, con gái ỏng tri phủ Phan Từ Khâm, người làng Thịnh Quà, huyện Đức Thọ Ông Lê Nhu có ba con trai là Lê Xuân Nguyên, Lê Đông, Lê Tĩnh Tiết và 5 con gái là Lê thị Thu, Lê Thị Tuyết, Lê Thị Bàn, Lê Thị Tâm và Lê Thị Mùi. Ông Lê Nhu mất tháng 10 nàm 1964, tại Hà lình, thọ 76 tuổi.
  5. Lê Thị Năm, tức bà Nghĩa Huê: Sinh nàm Tân Mão (1891), lấy chồng về Đông Công, huyện Đức Thọ, sinh được hai con trai là Lê Nga (làm cán bộ ngoại thương ở Hà Nội, mất năm 1962) và Lê Oanh ( hiện làm hiệu trưởng trường Rạng Đông, Đức Thọ).
  6. Lê Thị: Sinh năm Quý Tỵ (1893), mất năm 1931. Vợ người họ Hoàng – con ông Hoàng Xuân Viên, người làng Yên Phúc, huyện Đức Thọ sinh được 1 gái là Lê Thị Đức và 1 trai là Lê Trần Sửu.
  7. Lê Đào: Sinh năm Ất Mùi (1895), mất năm Bính Tuất (1946 ), vợ họ Thái làng Văn Lâm, nay là xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ. Sinh được 4 con trai là Lê Hạt, Lê Nhật, Lê Ích ( làm y tá quân y, đã hy sinh năm 1952 tại mặt trận Trung Lào, ở Tha Khét, Lê Yên.
  8. Lê Tám: Sinh ngày … tháng .. năm .. (1897), làm giáo viên trường phổ thông cấp 1 xã Bạch Ngọc, nay xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, nhân làm nhà ở lại Bạch Ngọc. Vợ là Lê thị Sỹ, sinh năm 1908 – con ông Lê Huy Thân làng Kim Khê, nay xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ông bà sinh được 7 con: 5 trai, 2 gái, theo thứ tự kê sau: Lê Ngạc sinh năm 1931; Lê Thiện Phố (sinh năm 1935); Lê Nữ Câm Thạch sinh năm 1936 , Lê Nam Trà (sinh năm 1938); Lê Nữ Câm Lệ (sinh năm 1941), Lê Nam Yến sinh năm 1943 và Lê Kim Anh (sinh năm 1945).
  9. Lê Thị Chín chị, tức Nho Binh: Lấy chồng về Yên Vượng, mat năm 1931.
  10. Lê Thị Chín em, tức bà Chắt Hòa: Lấy chồng về Nam Ngạn, huyện Đức Thọ. Sinh hai con trai là Bùi Khuê, cán bộ Tổng cục Đường sắt và Bùi Chu Duy,

bộ đội.

ĐÒĨ THỨ 5 – CỬA ẨT
CÁNH ỐNG THỊ ANH.

Ông Thị Anh tên là Lê Trọng Liệu (trước là Lê Đệ hay Lê Thiềm), sinh nãm Canh Ngọ, Tự Đức thứ 23, ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch (tức Dương lịch ngày 6/2/1870), tại tình lỵ tình Quảng Nam (thân sinh ông lúc đó đang làm tuần phũ Quảng Nam). Mẹ là bà Nguyễn thị Tuân, thường gọi là Can Tiết.

. Năm 1940, Can Tiết mất, ông đặt bàn thờ Can tại dó, đến ngày mồng 8 tháng 10 năm Giáp Thân (tức 23/11/1944), hồi một giờ sáng, thì ông mất, hường thọ 75 tuổi. Mộ ông tại xứ cửa nhà Thánh, gần mộ Can Khâm và mô Can Tiết.

Ông lấy vợ cùng làng là Lê Thị Ba ( tên chữ là Lê Thị Tốn ) con gái ông Lê Văn Thống và bà Phan Thị Đại ( chị ruột Phan Đình Phùng ), người làng Đông Thái ( Nay xã Đức Phong, Huyện Đức Thọ ) – Lãnh tụ quân Cần Vương vùng Nghệ Tĩnh ), bà Phan Thị Đại mất ngày 10 tháng Giang Năm Ất Mão ( tức 23/1/1915 ). Bà Lê Thị Ba  sinh ngày 16/2 năm Quý Dậu ( tức Dương lịch 14/3/1973, bà từ trần ngày 11 tháng 6 năm Ất Dậu ( 19/7/1945 ), hồi 5 giờ sáng, thọ 73 tuổi,mộ tang tại xứ Đồng Trưa gần mộ cô Lê Thị Bảy, bên hữu đường quốc lộ 8 từ Nghệ An sang Lào qua Linh Cảm Na-pé.

Ông bà Lê Trọng Liệu sinh hạ 2 con trai và 7 con gái theo thứ tự như sau:

1) Lê Thước: Sinh ngày 5 tháng 3 năm Tân Mão ( tức dương lịch 13/4/1891 ); lúc nhỏ nhà nghèo vừa đi cày vừa đi học chữ Hán; năm 1908, ông đ4 18 tuổi, mới thả cày đi vào Huế học chữ Pháp,đến năm 1911 đậu bằng cao đẳng tiểu học, bổ giáo chức. Năm 1918, ông thi Hương trường Nghệ An, đậu thủ khoa ( tức giải nguyên ) rồi ra Hà Nội  vào học trường cao đẳng sư phạm, năm sau tốt nghiệp được bổ giáo sư trung học dạy tại các trường trung học ở Nghệ An, Hà Nội, Thanh Hóa, đến năm 1943 thì bị thực dân Pháp cắt chức vì duyên cớ chính trị. Sau cách mạng và kháng chiến ông ra Hà Nội giúp việc ở Ban Tu thư (Bộ Giáo dục), năm 1957 đôi sang công tác ở Vụ Bào tồn bảo tàng (Bộ Văn hóa). Ngày 1/6/1963, ông được về hưu trí, lưu ờ tại Hà Nội.

Ông Lê Thước có ba bà vợ. Đầu là bà Phan thị Đích, người làng Đông Thái, hụyện Đức Thọ. Bà sinh ngày 12 tháng 9 năm Kỷ Sửu (tức 6/10/1889). Ông ba kết hôn ngày 16 tháng 6 năm Canh Ty (tức 2/7/1910), sinh được 3 con là Lê Thiệu Huy, Lẽ thị Kim Xuyến, Lê Phi Hoàng (tức Lê Văn). Thứ hai là bà Võ thị Ihành, người xã An Ninh, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế non ba cây số về phía Tây Bắc. Bà Thành sinh được 5 con là Lê thị cẩm Nhung, Lê Minh Đăng, Lê Triệu Phong, Lê Xuân Diệm và Lê Quang Bộc. Thứ ba là bà Lê thị Hòa, người làng Trung Lễ, sinh được 4 con là Lê Thượng Quýnh, Lê thị Câm Châu, Lê Vĩnh Chiếu và Lê thị Kim Đài. Các con trai gái theo thứ tự như sau:

  • Lê Thiệu Huy: Sinh ngày 6/3/1921 ở Lạc Thiện (huyện Đức Thọ), đậu cử nhân khoa học. Năm 1945 được cử sang Lào với tư cách tham mưu trường chí nguyện quân Việt Lào; ngày 21/3/1946 mất tại Tha khét (Lào), tạm táng tại Lakhone (í hái Lan), được Tổ quốc ghi công và tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì (3/3/1958). Lúc mất chưa có vợ con.
  • Lê thị Kim Xuyến: Sinh ngày 1/11/1925 ở Vinh, lấy chồng là Trần Xuân Thào, người làng Thọ Hạc (Thanh Hóa), có 3 con là Trần Thúy Loan, Trần Xuân Phương và Trần Xuân Thủy.
  • Lê thị Cẩm Nhung: Sinh ngày 8/2/1928 ở An Ninh (Huế), chồng là Nguyễn Thiện Vị, làng Thọ Hạc (Thanh Hóa), có 6 con là Nguyễn Thiện Khiêm, Nguyễn Thiện Long, Nguyễn thị Thúy Lan, Nguyền Thiện Thi, Nguyễn thị Thúy Vân và Nguyễn thị Thúy Nga.
  • Lê Minh Đăng tức Lê Hồng Thủy: Sinh ngày 5/2/1930 ở Hà Nội, vợ là Nguyễn thị Dung, con cụ Nguyễn Đình Nhẫn, người làng Thanh Liêt Thanh Tri, Hà Đông. Có 1 con gái là Lê thị Phương Mai, sinh ngày 2/6/1962 và 1 con trai là Lê Chính Nghĩa sinh ngày 20/8/1964
  • Lê Phi Hoàng tức Lê Văn: Sinh ngày 10/1/1931 ờ Hà Nội, vơ là Trần thi Thu, con cụ Trân Hữu Bái, người Thái Bình, có 3 con là Lê thi Thái Hà sinh ngày 26/8/1959, Lê Mạnh Hải sinh năm 23/3/1963 và Lê Quốc Hưng sinh năm 1969.
  • Lê Triệu Phong: Sinh ở Thanh Hóa ngày 4/2/1932, vợ là Phạm Thị Hồng Lưu con cụ Phạm Văn Sửu có 3 con là con trai Lê Anh Tuấn sinh ngày 10/3/1961, con gái Lê Thanh Hương sinh ngày 3/5/1965 và con trai Lê Anh Dũng.
  • Lê Xuân Diệm sinh ở Thanh Hóa ngày 26/11/1933 cưới vợ là Nguyễn Thị Thu Hiền sinh ngày 31/8/1968.
  • Lê Quang Bộc sinh ở Thanh Hóa ngày 9/9/1935 cưới vợ là Nguyễn Thị Thu Nga sinh 14/7/1965 có con trai đầu là Lê Quang Minh.
  • Lê Thượng Quýnh sinh tại thị trấn Đức Thọ ngày 31/10/1946.
  • Lê Thị Cẩm Châu sinh tại xã Ngu Lâm nay là xã Đức Trung, huyện Đức Thọ sinh 12/12/1949
  • Lê Vĩnh Chiếu: Sinh ờ Ngu Lâm, huyện Đức Thọ, ngày 28/6/1952.
  • Lê Thị Kim Đài: Sinh ờ thị trấn Đức Thọ ngày 18/6/1954.

2)  Lê thị Đôi, thường gọi là bà Chiu (vì đã có cháu gọi Can Tiết bằng cố năm đời): Sinh năm Quý Tỵ (1893), mất ngày 7 tháng 3 năm Quý Mão (31/3/1963); chồng là Phạm Miện, người xã Vạn Phúc đông, nay xã Đức Trường, huyện Đức Thọ, tinh Hà Tĩnh.

3) Lê thị Ba, thường gọi là bà Giám Tạo: Sinh năm 1885, mất năm 1930, chồng Hoàng Văn Quát hoặc Tạo, làm giám thủ. Ông Giám Tạo người làng Chinh Trung, huyện Đức Thọ, mất năm 1944.

4) Lê thị Bốn: Sinh năm 1897, chồng là Phan Dương, người thôn Văn Lâm, nay xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ, mất tại Pắc xế năm 1920, không có con. Ông Phan Dương mất năm 1956.

5) Lê thị Năm: Sinh năm 1899, mất năm 1937, chồng là Lê Huy Tiềm, người làng Kim Khê, nay xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tình Nghệ An. Ông Tiềm mất nãm 1956.

6) Lê thị Sáu: Sinh ngày 21 tháng 3 năm Tân Sửu (9/5/1901), mất năm 1982 tại Hà Nội, chồng là Ngô Đức Trì, sinh năm 1902, mât ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mão (28/1/1940), người xã Trảo Nha, nay xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

7) Lê thị Bảy hiệu Bạch Liên: Sinh năm Giáp Thìn (1904), làm nữ giáo học ờ trường Nữ học Đồng Khánh Huê, măc bẹnh lao, mat ngay 18 thang 3 nam Giáp Tuất (1/5/1934), chưa có chồng con, mộ táng tại xứ Đông trưa, xã Đức Trung. ,

8) Lê thị Nuôi, cũng gọi là Chín (người thứ 8 mât sớm): Sinh năm Canh Tuất (1910), chồng là Nguyễn Đức An, người Hưng Yên, Bắc kỳ.

  1. Lê Trọng Huyến: Sinh 11 tháng Giêng năm Nhâm Tý tức 28/2/1912.VỢ là Trần Sơn Hồ, người Huế, sinh ngày 12 tháng 2 năm Tân Dậu (10/3/1922).

ĐỜI THỨ 5 – CỬA BÍNH

CÁNH ÔNG THỊ EM

Ông Thị Em chính là Lê Sà sinh năm Nhâm Thìn, Tự Đức thứ 25 ( 1872 ), mất ngày 10 tháng Giêng năm Bính Tuất (11/2/1946),thọ 75 tuổi. Ông là con ông Can Khâm tức Lê Dụ và bà Nguyễn Thị Tuân tức Can Triết. Ông sinh tại tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam ( lúc ấy Can Khâm làm tuần phủ Nam Ngãi ). Lên 3 tuổi Can Khâm mất tại Huế , ông cùng mẹ và anh Lê Trọng Liệu đi theo quan tài Can Khâm về quê cha tức làng Trung Lễ nay là xã Đức Trung, huyện Đức Thọ. Gặp thời loạn lạc, cửa nhà sa sút, ông vừa di học vừa đi dạy học để tự túc. Chính khi ông ngồi dạy học ở nhà ông Lê Văn Tương, chú ruột bà Thị Em,ông trông thấy bà sinh long yêu mến, xin với Can Triết cưới bà làm vợ. Ngoài 20 tuổi, phong trào Cần Vương chưa yên,ông vào kinh học tập tại trường Quốc Tử Giám 1909 ông đậu cử nhân. Năm 1913, ông được bổ huấn dạo huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Năm 1921, trường huấn dạo bãi bỏ, ông tạm giữ chức bang tá huyện ấy, đến năm 1926 thì về hưu trí và ở luôn luôn tại nhà cho đến khi mất. Khi về hưu, ông được thăng làm thị giảng nên bà con làng họ quen gọi ông là ông Thị Em.

Bà Thị Em tên là Lê Thị Đôi, con gái thứ hai của ông Lê Ninh, người cùng làng. Bà sinh năm Giáp Tuất (1874), mất ngày 2 tháng 8 năm Quý lỵ (9/9/1953), thọ 80 tuồi. Mộ ông, mộ bà chôn tại xử nhà Thánh, xã Đức Trung, gần mộ Can Tiết và mộ ông Thị Anh, phía bắc mộ Can Khâm. Cả 5 ngôi mộ đều quay đầu về hướng Giảm Rong, ớ đàng đông và đạp về đường quôc lộ 8, ớ phía đàng Tây bấc.

Ông Thị Em sinh dược ba con, một trai, hai gái (đời thử 6):

  • Lê Mạnh Bính, sinh năm Giáp Ngọ (1894), niên hiệu Thành thái thứ 6. Lúc nhỏ, gọi tên là Lê Sam. Buổi dầu ông học chữ Hán, năm 1905, theo cha vào Huế, học chữ Hàn một thời gian đến năm 1908, ông bắt dầu học chữ Pháp, năm 1918 ông thi dậu bằng cao dằng tiếu học, rồi dưực bồ giáo học ở Vinh, ở Quáng Trị, ở Quảng Bỉnh, ờ Lệ Thủy, về sau bổ làm kiềm học tỉnh Phan .Rang, Ninh Thuận. Năm 1946, trong thời kháng chiến, ông lưu ở xã nhà và giúp xã thành lập trường phố thông cấp II Lê Ninh do ông làm hiệu trường cho đến ngày hòa binh lập lại. Ông lấy vợ là Hoàng Thị Hảo, sinh năm Nhâm Dần (1902) con cụ Hoàng Xuân Úc, người làng Yên Phúc, nay xã Đức Phúc, huyện Đức Thọ. Ông bà sinh dược sáu con.
  • Lê Thị Song, tức Lê thị Dôi: sinh năm Giáp Thin (1904), chồng là Lê Văn Duy, người cùng làng, con cụ Lê Văn Nhiêu, ông bà Duy sinh dược 2 con trai.
  • Lê Thị Hoan, tức Lê thị Ba: Sinh năm Canh Tuất (1911), chồng là Đinh Văn Tường sinỊt năm Quý Mão (1902), con cụ Đinh Văn Tuân, người ở Bến Thủy, thị xã Vinh. Ông bà Tường có 5 con, 2 trai, 3 gái.

Biên soạn: Ông Lê Triệu Phong – Đời 12 – Phái Trần Đôn Cung

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,100Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles