spot_img

Nhà thờ Họ Trần Lê và các sự kiện

A- NHÀ THỜ HỌ TRẦN LÊ VÀ NHỮNG LẦN SỬA CHỮA, TÔN TẠO
Người Việt (người Kinh) tin về luật nhân – quả có luân hồi – đầu thai – kiếp trước; theo phong tục tín ngưỡng dân gian thờ thần, người có công và thờ cúng Tổ tiên… để nhắc nhở bản thân, con cháu và mọi người về tình đoàn kết, sống tử tế, lòng kính trọng biết ơn… đó là nét đẹp văn hóa. Nhà thờ (từ đường) họ Trần Lê đại tôn chỉ giành riêng cho việc tâm linh thờ cúng và hội họp của dòng Họ, thờ thủy tổ Trần Đăng Như và 8 vị thế Tổ, ngoài ra treo ảnh những người được nhà nước công nhận danh hiệu cao quý, có uy tín và sức lan tỏa lớn đồng thời có tâm với dòng họ, mặt khác nhà thờ còn treo bảng ghi tên những người đã hy sinh vì Tổ quốc; không ai được lợi dụng nhà thờ để tuyên truyền mê tín dị đoan, không làm nơi vui chơi hay mục đích khác. Đất đai, nhà cửa và đồ thờ là tài sản chung. Quản lý mộ Tổ, quản lý nhà thờ là trách nhiệm của mọi người trong Họ nhưng trực tiếp, thường
xuyên là Trưởng họ và Hội đồng gia tộc. Nhà thờ có từ năm nào? Quan lính Pháp đến dựng đồn Lạc Thiện ở xã Trung Lễ bên cạnh nhà thờ họ Trần cách nay 136 năm (2022 – 1886), lúc ấy nhà thờ họ Trần đã xây dựng có thể cách nay khoảng 150 năm và là cơ sở cách mạng để theo dõi hoạt động của giặc. Năm 1927 cụ Lê Trọng Liệu (đời thứ 10, gọi cụ Lê Thước là con, gọi cụ Trần Đôn Cung là Can nội) với trách nhiệm uy tín của mình đã điều hành nâng cấp nhà thờ và hợp tự 8 Phái quy về một mối từ đường họ đại tôn không để các Chi Phái tự xây nhà thờ nhỏ nhằm tập hợp sức mạnh đoàn kết giống như họ Lê và nhiều họ khác. Nhà thờ họ tiếp tục sửa chữa tôn tạo trong các năm 1950, 1980, 2002; tháng 8/ 2019 đến cuối tháng 6/ 2020 dương lịch xây lại mới cổng tam quan, trùng tu tôn tạo: hạ điện (bái đường), trung điện và thượng điện (nơi thờ bài vị Thủy tổ, Thế tổ) thoáng đãng to đẹp hơn, tháng 4/ 2021 xây lại tường rào xung quanh; kinh phí xây dựng chủ yếu do con cháu nội ngoại, dâu rể gần xa đóng góp và công đức bằng tiền và ngày công lao động, ngoài ra cũng được tỉnh tài trợ một ít. Nhà thờ tọa lạc trên khuôn viên cũ 1.500 m2 và vị trí các dãy nhà chính vẫn như năm 1927 với không gian thờ tự tôn nghiêm. Thời trước có nhiều loại đồ thờ cổ và đẹp: hoành phi, câu đối, đại tự, chiêng đồng, chim hạc, lư hương, bình hoa… trong đó vài bảo vật quý hiếm có thể đồng đen, nay một số đã mất.
B- TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA MỌI NGƯỜI TRONG HỌ
Theo phong tục truyền thống người Việt, tại gia đình thường thờ cúng đến cụ 5 đời (người chủ gia đình gọi là Can) trở lại, từ đời thứ 6 trở lên đều gọi là tiên Tổ về nhà thờ họ đại tôn. Tương truyền những ngày lễ tết các ngài Nam Tào, Bắc đẩu; cụ Thủy Tổ, Thế Tổ, tiên Tổ các gia đình từ cõi vô thường về đây hội ngộ thượng hưởng hương hoa vật phẩm do con cháu dâng cúng.

Mảnh đất thiêng của từ đường họ Trần Lê đã nhiều lần long trọng vui đón quan trạng về làng, con cháu các đời thành danh vinh quy bái Tổ. Lễ tết các con cháu về tại từ đường để tận hưởng phút giây thời gian như ngừng lại lắng hồn về những điều xưa cũ, tỏ lòng biết ơn Tổ tiên, mong linh ứng hóa giải hạn xui, ban vận may phúc lộc. Có nhiều gia đình khi con cháu chuẩn bị đi thi, đi làm ăn xa, lập gia đình… hoặc gặp hạn xui xẻo, có người qua đời cũng đến thắp hương trình báo cầu mong Hội đồng thần Tổ. Đến nhà thờ họ cũng là dịp gặp để biết thứ bậc, tăng tình đoàn kết; chúc nhau vui khỏe, an khang, thịnh vượng, phát triển văn hóa dòng họ. Mọi người luôn ghi nhớ gốc tích của mình, ghi nhớ công đức “uống nước nhớ nguồn, nhân sinh do Tổ” thành kính trước anh linh liệt Tổ liệt tông, sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dòng Họ, tự hào và phát huy hào khí Đông A trên mọi lĩnh vực góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Mọi người có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp quỹ Họ, thờ cúng Tổ tiên, cố gắng về dự lễ tết hàng năm. Mọi người khi cưới vợ, lấy chồng; sinh con trai hay gái hoặc công danh thành đạt… đều nên trình báo để ghi vào phả ký của Họ; trình báo nên đến tại nhà thờ làm lễ chỉ đơn giản là lễ bạc lòng thành cũng được, nếu ở xa hay không có điều kiện thì liên lạc nhờ anh em ở quê làm hộ. Ông, bà, cha, mẹ sống mẫu mực, không làm điều gì mang tiếng xấu; con cháu luôn rèn đức luyện tài phấn đấu nâng cao trình độ học vấn, giữ gìn nề nếp để thành người tử tế, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.

TP Vinh, ngày 12 tháng 01 năm 2022
Trần Điện Năng- đời 14, Phái 3

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,100Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles