spot_img

Dòng họ hiển hách, Trần Đăng Như danh gia vọng tộc và người họ Trần trên đất Trung Lễ

 Từ thời Phong kiến đến nay xã Trung Lễ nhiều lần đổi tên trong đó Ngu Lâm rồi Cổ Ngu là tên chung cho cả 3 xã Đức Lâm, Trung Lễ, Đức Thủy; năm 1930 Chính quyền tách 3 xã ra, khi Pháp đến cai trị vẫn giữ danh xưng xã ta là Trung Lễ và chia thành 2 làng Lạc Thiện- Quy Nhân (đường đi dọc phía trước nhà thờ họ Lê, nửa phía bắc gọi là làng Quy Nhân, phía nam là Lạc Thiện); hòa bình đổi là Đức Trung, rồi sau lại Trung Lễ, đến ngày 01/01/ 2020 sáp nhập 3 xã trở lại đặt tên mới là Lâm Trung Thủy. Trong bài này khi viết tên xã Lâm Trung Thủy cũng chỉ nói về xã Trung Lễ xưa (và ngược lại). Dân xã Trung Lễ phần lớn làm nhà sát bên phía bắc quốc lộ 8A điểm đầu đối diện Trường THPT  Trần Phú, điểm cuối là ngã 3 Lạc Thiện…

     Tôi đã sưu tầm sách báo, tài liệu… rồi chọn lọc biên soạn lại; tái bản lần thứ 10 có sửa chữa, bổ sung và bài này để thay thế bài đã đăng đã in những lần trước. Câu chuyện kể về một số nhân vật họ Trần có tầm ảnh hưởng lớn và trực hệ cụ Trần Đăng Như; tên người và các sự kiện chính căn cứ vào các bài viết trên trang website và tập san “Khí phách Rừng thần…” của dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam; Biên bản công nhận dòng họ, Gia phả họ Trần Lê đại tôn… và trong thôn xã (vì nhà Tôi xưa ở thôn Trung Nam); ngoài ra còn mở rộng những câu chuyện sự việc khác, biết xa đề nhưng viết cho người muốn tìm hiểu thêm. Bài có 3 phần chính, ngõ hầu trao đổi với những ai quan tâm tới lịch sử và dòng họ.              

 

                                                      Viết lại tại thành phố Vinh, ngày 25 tháng 6 năm 2021          

Trần Điện Năng – đời thứ 14, Phái Giáp tam (Phái 3).

—————————————–

PHẦN 1DÒNG HỌ HIỂN HÁCH, TRẦN ĐĂNG NHƯ DANH GIA VỌNG TỘC

Căn cứ bài viết “Tìm hiểu về gốc tích họ Trần. Họ Trần và nguyên tổ Hoàng đế triều Trần. Sơ đồ Phả hệ…” trên website dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam biết được Tổ tiên của nhà Trần VN là Trần Tự Minh (TTM) tộc Mân Việt, thuộc dòng Bách Việt (1*) sống ở đất Mân, quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dưới thời Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (2*) cai trị thiên hạ, ông là võ tướng được phong tước Phương Chính hầu. Sau khi thống nhất Trung Quốc, năm 218 trước công nguyên (TCN) Tần Thủy Hoàng (TTH) sai tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân vượt sông Dương Tử (Trường Giang) xâm lược vùng đất Bách Việt (10 năm sau Đồ Thư bị Thục Phán giết)… Vì mâu thuẫn giữa người Hán và người Bách Việt, Tr Tự Minh đã theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam tham gia lực lượng của Thục Phán – An Dương Vương (3*), ông cùng với tướng Cao Lỗ (người chế tác nỏ Liên châu – nỏ thần và chỉ huy xây thành Cổ Loa) giúp vua nhiều lần đánh thắng cuộc xâm lăng của Triệu Đà (4*) và trở thành vị tướng tài ba… Nhưng rồi An Dương Vương (ADV) nghe lời gian thần dèm pha làm cho Cao Lỗ bỏ về quê, TTM lánh nạn về Kinh Bắc (Từ Sơn, Bắc Ninh); sau đó ADV bị Triệu Đà dùng “kế thông gia” cho con trai Trọng Thủy lấy Mỵ Châu để làm gián điệp nên 2 bố con phải trả giá bằng mạng sống của mình kết thúc 50 năm trị vì và một triều đại oanh liệt, làm mất giang sơn xã tắc (năm 207 TCN) mở đầu giai đoạn đất nước chìm đắm trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc.

“Họ Trần… cư ngụ ở Kinh Bắc, truyền đến đời Trần Tự An (1010 – 1077)… Trước khi qua đời, Trần Tự An khuyên con trai là Trần Tự Mai nên tìm cách chuyển võ đường… đi một nơi khác….”; như vậy người họ Trần sống trên đất Kinh Bắc (Bắc Ninh) đến đời Tr Tự An (ông nội của Trần Kinh) khoảng 1.295 năm (218 TCN + 1077) và gốc tích nhà Trần tính từ khi Tr Tự Minh sang Việt Nam đến năm 2021 là 2.239 năm (218 TCN + 2021).

Ban đầu Tr Tự Mai chuyển về sống ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh mở võ đường và làm nghề đánh cá xây dựng cơ nghiệp; đến đời con Trần Kinh (tên khác là Tr Quốc Kinh, Tr Tự Kinh) sinh khoảng năm 1103, lớn lên rồi trên đường đi làm ăn chuyển về sống và lấy vợ tại làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định (nay là thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, cách trung tâm TPhố 3 km) sinh được Trần Hấp (Tr Tự Hấp, khoảng năm 1135) và Trần Tự Duy, cả 2 anh em đều võ công cao thủ mở võ đường nhưng vẫn theo nghề sông nước.

Trần Hấp sinh ra Trần Lý, Tr Lý sinh ra: Trần Thừa (1184 – 1234), Tr Tự Khánh, Tr Thị Dung và Tr Thị Tam Nương. Tr Thừa sinh ra Tr Liễu (bố của Tr Quốc Tuấn), Trần Cảnh (Tr Bồ), Tr Nhật Hiệu, Tr Bà Liệt (bố Tr Quốc Toản), Tr Thị Thụy Bà và Tr Thị Thiên Thành.

Tr Tự Duy sinh Tr Thủ Huy, Tr Thủ Huy (5*) sinh Tr Thẩm (An Quốc vương) và Tr Thủ Độ.

Một lần đánh cá trên sông Tr Hấp thấy người bị nạn cứu vớt đưa về nhà chăm sóc không ngờ đó là thầy địa lý và chiêm tinh giỏi… Để cảm tạ, thầy đã chỉ cho Tr Hấp chuyển hài cốt ông nội (Tr Tự Mai) từ Đông Triều, Quảng Ninh về xã Tiến Đức, Hưng Hà (Long Hưng xưa), Thái Bình táng vào gò hỏa tinh, đồng thời chuyển gia đình từ Nam Định sang Thái Bình để tiện trông giữ phần mộ (chuyện ở ghi chú); thế nên Trần Hấp và đời Trần Lý (con), Trần Thừa (cháu)… đều sống ở ThBình. Ngày nay hậu duệ của Trần Tự Minh sống khắp nơi trong cả nước…

Tại xã Tiến Đức, Hưng Hà,Thái Bình nơi có đền thờ, lăng mộ của Tr Kinh, Tr Hấp, Tr Lý, Tr Thừa, Tr Thủ Độ, Tr Thị Dung, Tr Thái Tông, Tr Thánh Tông, Tr Nhân Tông, mộ các hoàng hậu, công chúa, vương hầu. Nơi đây là căn cứ huấn luyện và tập dượt thủy quân… Vậy nên Thái Bình là quê cha đất tổ của các vị vua Trần, là nơi khởi nghiệp của vương triều Trần. Như vậy Tr Tự Minh từ Trung Quốc sang định cư tại Từ Sơn, Bắc Ninh; Tr Tự Mai từ Bắc Ninh chuyển về sống ở Đông Triều, Quảng Ninh; Trần Kinh từ Đông Triều chuyển về Tức Mặc, Nam Định; Trần Hấp từ Nam Định chuyển sang Thái Bình.

Tại Thiên Trường Nam Định nơi ngày nay có chùa Phổ Minh, có đền Trần (6*). Vùng rộng lớn quanh khu vực đền Trần xưa kia gọi là Phủ Thiên Trường, đó là nơi Tr Kinh đến sinh sống và lấy vợ, là nơi dựng cờ dấy nghĩa của 3 lần chống quân Nguyên Mông (7*), là nơi khi Trần Cảnh lên ngôi cho xây dựng nhiều lầu son cung điện (giặc Minh đốt phá hết ở thế kỷ 15); là nơi có nhiều dinh thự, thái ấp của các công hầu khanh tướng… là nơi các Thái thượng hoàng từ Thăng Long lui về nghỉ dưỡng đồng thời cũng là nơi để các vua con trở về vấn an và bàn việc Quốc gia đại sự, Phủ Thiên Trường coi như kinh đô thứ 2 (ngoài Kinh đô Thăng Long).

Tô Trung Từ là quan lớn dưới triều Lý (1009 – 1225) có chị gái lấy Trần Lý cho nên lúc Triều đình biến loạn Thái tử Sảm (Lý Huệ Tông, vua đời thứ 8) mới 15 tuổi chạy về Thái Bình quê ông Từ và được Tr Lý che chở. Tr Lý biết đây là cơ duyên lớn nên đã có ý tác hợp cho con gái của mình tên là Trần Thị Dung… Đó là cuộc hôn nhân chính trị và là một thiên tình sử để rồi đưa một cô gái làng chài nhỏ bên dòng sông Luộc tấn phong lên ngôi vị “Linh từ quốc mẫu” cao quý… Người đặt nền móng cho triều Trần là Tr Tự Khánh, người xây tiếp và hoàn thiện là Tr Thủ Độ, Tr Lý bị tử trận dẹp loạn Quách Bốc năm 1209.

Trần Thủ Độ (sinh năm 1194 giáp dần, mất 1264, 70 tuổi) quê ở xã Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình; là con thứ 2 của Tr Thủ Huy, là nhân vật mà sử thần các triều đại phong kiến cho là “vừa có công, vừa có tội” nhưng hãy đặt lợi ích quốc gia trong thời điểm lịch sử để xem xét mới thấy hết tầm vóc lớn lao trên vũ đài chính trị của Trần Thủ Độ (TTĐ), rồi thời thế sẽ luận anh hùng… TTĐ lúc nhỏ được Trần Lý (bác ruột) đưa về nuôi dạy coi như con trong nhà, Tr Lý lúc đó là một cự tộc giàu có và thế lực mạnh nhất vùng, nhiều việc đều giao TTĐ thực hiện, TTĐ là chú ruột của Trần Cảnh (tên húy là Trần Bồ, sau là vua Tr Thái Tông).

Tr Thủ Độ tuy ít chữ nhưng lại thông minh xuất chúng, có tài bẩm sinh về chính trị, là nhà cải cách vĩ đại; tính thẳng thắn, cương trực; nghĩ những điều chưa ai nghĩ tới, làm những việc chưa ai làm được; nói đi đôi với làm, đã làm là quyết liệt đến cùng và không khoan nhượng. Người ta đã ví TTĐ giống như Tào Tháo: cứng rắn, khôn ngoan, tài thao lược hơn người. TTĐ có những nét tương đồng với Tần Thủy Hoàng và Thành Cát Tư Hãn là quyết đoán để nắm quyền lực tạo dựng thiên hạ… TTĐ là người khởi dựng triều Trần và chấn hưng Đại Việt. Nếu không có TTĐ sẽ không cứu vãn đất nước khi nhà Lý suy tàn, sẽ không có triều Trần để làm nên “hào khí Đông A” cao ngút trời với 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13. Cuộc chiến lần thứ nhất, lúc ấy vó ngựa viễn chinh của Đế quốc Mông Cổ (8*) thiện chiến và tàn ác là nỗi kinh hoàng của toàn Châu Âu, Châu Á; thế lực giặc rất mạnh làm mọi người run sợ không biết xử lý ra sao thì Tr Thủ Độ đã trả lời vua và truyền sức mạnh quyết chiến với câu nói bất hủ mãi mãi vang lên trong dòng lịch sử dân tộc “đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”…

Mỗi vương triều đều hết hưng thịnh đến suy vong. Ánh hào quang thời hoàng kim ngày nào của nhà Lý dần mờ tắt, lúc bấy giờ vua Lý Huệ Tông  (LHT) bạc nhược bị bệnh điên bỏ bê chính sự; triều đình các phe phái cấu xé lẫn nhau, nhiều thế lực cát cứ tranh hùng xưng bá và nội chiến thường xuyên xẩy ra, nhân dân đói khổ lầm than, trộm cướp nổi lên khắp nơi giữa thanh thiên bạch nhật, ngoài biên thùy quân Chiêm Thành và Chân Lạp cướp bóc quấy phá. Đế quốc Mông Cổ thôn tính xong nước Tống và đang gây hấn các tỉnh phía Nam cho nên mọi việc Quốc gia đại sự LHT ủy thác cho Thái úy Trần Tự Khánh (con Tr Lý) điều hành, vì Tr Tự Khánh là chính trị gia và viên tướng dũng mãnh đệ nhất kiếm võ nghệ cao cường mưu lược. Tr Tự Khánh (TTK) đột tử năm 1223 không rõ nguyên nhân lúc 40 tuổi (có tài liệu viết 49 tuổi), LHT phong Trần Thừa (anh TTK) tước vị “Phụ Quốc Thái úy” (giống Thủ tướng kiêm Tổng tư lệnh ngày nay, rồi Thái thượng hoàng, Tr Thái Tổ- cụ Tổ các vua Trần VN, mất ngày 18/ 01 âm, 51 tuổi) để thay TTK; Tr Thủ Độ chức vụ “Điện tiền chỉ huy sứ” quản lý các đạo quân bảo vệ kinh thành và trông coi mọi việc trong cung cấm; giữ chức vụ Điện tiền… rồi sau là “Thống quốc Thái sư” nhưng thực quyền lớn hơn cả vua. Với nhãn quan chính trị sâu sắc và tư chất sáng suốt, ông tự làm theo cách riêng của mình khác thường, phi thường, kinh thiên động địa không ngại mang tai tiếng xấu và tàn ác để gánh trên vai trách nhiệm lịch sử kiến lập nên cơ nghiệp nhà Trần.

Hoàng đế Lý Huệ Tông (LHT) sinh 2 công chúa tên là Thuận Thiên (1216 – 1248) và Chiêu Thánh (1218- 1278), vì chị đã lấy Trần Liễu cho nên gần cuối năm 1224 TTĐ đạo diễn bắt LHT thoái vị nhường ngôi cho Chiêu Thánh (Lý Chiêu Hoàng, vua nữ duy nhất ở VN) mới 6 tuổi, rồi bắt LHT đi tu; đầu năm 1225 TTĐ bắt Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (2 người cùng 7 tuổi), gần cuối năm nhường ngôi báu cho Tr Cảnh (Tr Thái Tông) đó là cuộc chuyển giao chính trị đầy ngoạn mục và không đổ máu, như vậy 2 con gái của em gái (Tr Thị Dung) lấy 2 con trai của anh ruột (Tr Thừa) (9*). Giai đoạn này vua còn nhỏ dại, các tôn thất nhà Trần đều thiếu kinh nghiệm chính trường cho nên Thái sư TTĐ phải nhiếp chính, thực chất mọi việc TTĐ nắm quyền giải quyết. Có nhiều cơ hội mà TTĐ không chiếm ngôi báu bởi ông xem nhẹ chức quyền, không vụ lợi riêng tư mà một lòng vì Hoàng tộc và yêu nước. Có tin đồn, năm 1226 TTĐ bắt LHT treo cổ sau chùa Chân Giáo (10*)?, LHT chết TTĐ lấy Tr Thị Dung (vợ của LHT) tức là lấy chị con bác ruột và một ngày mùa đông năm 1232 nhân dịp tế lễ vị vua nhà Lý, TTĐ lập mưu chôn sống gần hết Tôn thất nhà Lý làm cho một số người phải vượt biển sang Hàn Quốc và nước khác.

Năm 1230 vợ chồng An sinh vương Tr Liễu – Thuận Thiên sinh được 1 con trai đầu đặt tên là Tr Quốc Tung (hoặc Tr Tung là võ tướng và Thiền sư pháp danh Tuệ Trung Thượng sĩ, là thầy hướng dẫn Tr Nhân Tông đi vào cõi Thiền), năm 1237 Thuận Thiên đang có thai lần 2 được 3 tháng… ngoài ra Tr Liễu với vợ khác (11*) sinh ra được Tr Quốc Tuấn và Tr Thiên Cảm.

Chiêu Thánh (LC Hoàng) năm 14 tuổi sinh bé trai nhưng con chết, đau ốm cho đến năm 19 tuổi (1237), lúc đó Tr Cảnh lấy Chiêu Thánh được 12 năm. TTĐ lo Tr Cảnh không con kế vị nên bắt Tr Cảnh bỏ vợ lấy chị dâu (vợ anh trai cũng là chị của vợ) đang có sẵn đứa con trong bụng (sau này Chiêu Thánh lấy Lê Phụ Trần danh tướng nhà Trần, sinh được Lê Phụ Hiền tức Lê Tông được vua Trần đổi danh tính danh hiệu là Bảo Nghĩa vương Tr Bình Trọng và 1 gái).

Hai anh em Tr Liễu và Tr Cảnh quyết liệt phản đối việc làm trái đạo đức, Tr Cảnh bỏ lên chùa Hoa Yên ở núi Phù Vân – Yên Tử định đi tu nhưng TTĐ vừa cứng rắn vừa khéo thuyết phục nên phải quay về kinh đô, còn Tr Liễu đem quân nổi dậy bị TTĐ vây bắt may nhờ có Tr Cảnh và các quan cầu xin mới tha chết.

Thuận Thiên sinh lần 2 này đặt tên con là Tr Quốc Khang (Tr Cảnh là bố nuôi) về sau làm tướng nhà Trần. Sau đó Tr Cảnh có con chung với Thuận Thiên được 2 người đó là Thái tử Tr Hoảng (tên khác Tr Quốc Hoảng, là vua Tr Thánh Tông) và Tr Quang Khải; ngoài ra Tr Cảnh với vợ khác sinh được thêm: Tr Quang Xưởng, Tr Ích Tắc, Tr Nhật Duật, Tr Thị Thánh Từ, Tr Thị Thiều Dương, Tr Thị Thụy Bảo, Tr Thị An Tư.

Triều đại nhà Trần (1225 – 1400) lẫy lừng bởi có vua sáng, tướng giỏi, tôi trung: những Hoàng đế nhân từ, anh minh, gần gũi, cởi mở khoáng đạt; giỏi chính trị và ngoại giao làm cho đất nước thái bình thịnh trị, Quốc thái dân an, kẻ thù khiếp sợ, lân bang kính nể. Nhiều nhân tài kiệt xuất đã viết nên trang sử chói lọi của dân tộc lưu danh thiên cổ: Tr Thái Tông (Tr Cảnh 1218 – 1277,59 tuổi, vua đời thứ nhất) là vị vua anh hùng cứu nước, một nhà thiền học xuất sắc, một triết gia và nhà thơ; cuộc chiến lần thứ nhất (đầu tháng 1/ 1258 đến giữa thg 1/1258, nửa thg) ông ngự giá thân chinh, dưới trướng có Tổng tư lệnh Tr Thủ Độ làm tiên phong và nghĩa quân Đại Việt đã làm nên chiến thắng. Tr Thánh Tông (Tr Hoảng 1240 – 1290, 50 tuổi, vua đời thứ 2) là người tài đức và Thiền sư, lãnh đạo 3 cuộc chiến, tổ chức “Hội nghị Diên Hồng”. Tr Nhân Tông (Tr Khâm 1258- 1308, 50 tuổi, vua đời thứ 3) anh hùng dân tộc lãnh đạo đánh quân Nguyên lần 2 và 3; là nhà thơ, Phật hoàng, Thủy tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (12*)…

Tr Quốc Tuấn (tước vị đầy đủ là: Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Tr Quốc Tuấn, gọi tắt là Hưng Đạo đại vương hay Tr Hưng Đạo) 3 lần tham gia đánh quân Nguyên nhưng giữ vai trò Tổng tư lệnh ở cuộc chiến lần 2 (cuối tháng 1/ 1285 đến cuối tháng 5/ 1285, 4 tháng) và lần 3 (cuối tháng 12/ 1287 đến cuối tháng 4/ 1288, 4 tháng). Ông là vị tướng lừng danh tinh thông binh thư kim cổ, có tư duy chiến lược quân sự siêu đẳng, anh hùng dân tộc, một trong 10 thiên tài quân sự thế giới; nhân dân kính trọng tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần hiển linh cứu nạn, diệt trừ tà ma, quỷ dữ (có phụ lục) và nhiều danh tướng như: Tr Quang Khải, Tr Khánh Dư, Tr Nhật Duật, Tr Bình Trọng, Tr Quốc Toản… Ngoài ra nhà Trần có 3 công chúa tài sắc và một con dâu công lớn với đất nước: Công chúa Ngoạn Thiềm, An Tư (13*), Huyền Trân (14*) và Cung phi (vợ thứ- vợ lẽ của Tr Duệ Tông, vua đời thứ 9) Nguyễn Thị Bích Châu- bà Hải (15*).

Trần Quang Khải (1241- 1294, 53 tuổi) quê Nam Định, con vua Tr Thái Tông, em ruột vua Tr Thánh Tông; ông là nhà quân sự trứ danh trí dũng song toàn, nhà ngoại giao xuất sắc và nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân đất Việt (Vua quan nhà Trần giỏi thơ văn); ông học rộng và biết nhiều tiếng bản địa người Hán và dân tộc, là vị tướng chủ chốt đứng sau Tr Hưng Đạo trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (1285) với 2 trận tiêu biểu là trấn giữ phòng tuyến Thanh Nghệ Tĩnh và trận Bến Chương Dương – Thăng Long; cuộc chiến lần 3 (1288) hộ giá 2 vua Thánh Tông, Nhân Tông. Dưới triều Tr Nhân Tông, Chiêu minh đại vương Tr Quang Khải được sắc phong “Thượng tướng Thái sư” nắm giữ quyền nội chính trong cả 2 cuộc chiến.

Cuộc chiến lần 2 Tr Quang Khải (TQK) dẫn quân vào trấn thủ Thanh Nghệ Tĩnh, cùng ra trận với ông dưới trướng có con là Văn túc vương Trần Đạo Tái  (võ tướng, nhân tài văn chương, bị bệnh chết lúc dưới 40 tuổi). Tướng giặc Ô Mã Nhi và Toa Đô cầm đầu 10 vạn quân thủy bộ từ Chiêm Thành kéo ra bị quân TQK đánh chặn phải bỏ chạy theo đường biển ra Bắc. TQK dẫn quân thần tốc ra Bắc đánh tan chiến thuyền giặc tại bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội). Chiến trường mịt mù khói lửa, giặc vỡ trận xác chất đầy sông, một số lên bờ ôm đầu máu chạy; quân ta truy kích đến tận thành Thăng Long và diệt phần lớn giặc trong thành ra ứng cứu; tướng giặc Trấn nam vương Thoát Hoan vì “không qua khỏi cửa ải mỹ nhân” đã tìm cách thoát thân giữa đám tàn quân… Kinh đô được giải phóng, Đại Việt ca khúc khải hoàn quét sạch hơn 50 vạn quân Nguyên làm chấn động Thế giới. Tại lễ mừng chiến thắng vua Trần mở hội thiết triều luận công ban thưởng ba quân, TQK bước lên đài vinh quang được vinh danh công trạng lớn… Hết trận mạc ông trở về thái ấp ở phủ Thiên Trường vui thú điền viên, đàm đạo văn thơ, thế sự…Người thời nay khi lật giở từng trang sử Việt ngưỡng mộ như thấy hình ảnh ông oai phong lẫm liệt mặc giáp trụ, lưng đeo cung tên gươm báu, cưỡi chiến mã dẫn đầu mấy vạn hùng binh xung trận; tiếng ngựa hý, quân reo, chiêng trống ngợp trời như còn vọng mãi non sông…

Nhưng rồi nhà Trần bị mất vào tay Hồ Quý Ly (16*) người đã nhiều năm “dấu mặt chờ thời” đầy mưu đồ chính trị trong cuộc tranh bá đồ vương, trị quốc bình thiên hạ. Hồ Quý Ly (HQL) có 2 em gái làm vợ vua Trần, vợ của HQL cũng là con gái vua Trần, con gái HQL lại lấy Tr Thuận Tông (vua thứ 11) vì thế ông được các đời vua Trần sủng ái thao túng “gửi trứng cho ác” nên đã nhanh chóng leo lên đỉnh cao công danh quyền lực. Năm 1387 với tước vị Tể tướng (chức vụ chỉ sau vua) đó là lúc sóng gió chính trường nổi lên, HQL lộng quyền “chặt vây cánh” các tôn thất nhà Trần đưa người nhà và thân tín vào thay. Thuận Tông khác nào “đại bàng gãy cánh cũng như gà con”, năm 1397 bị HQL bắt ép dời kinh đô từ Thăng Long (Đông Đô) vào Vĩnh Lộc Thanh Hóa gọi là Tây Đô (nay còn 1 đoạn thành), năm 1398 bắt Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần An (Tr Thiếu Đế) lúc 3 tuổi rồi bắt Thuận Tông đi tu và giết. Năm 1399 HQL thảm sát man rợ hơn 370 tướng lĩnh và tôn thất nhà Trần trong đó có danh tướng Tr Khát Chân, tịch thu toàn bộ gia sản của họ, con gái bị bắt làm nô tì, con trai bị dìm chết hoặc chôn sống. Năm 1400 Tr Thiếu Đế (5 tuổi) bị ông ngoại HQL cướp ngôi báu làm ngai vàng triều Trần sụp đổ, đổi Quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu (yên vui lớn).

Năm 1406 nhà Minh lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ” đưa binh hùng tướng mạnh sai đại tướng Trương Phụ (17*) và phó tướng Mộc Thạnh thống lĩnh 80 vạn quân sang chinh phạt. HQL đưa quân nghênh chiến nhưng vì sai lầm về chiến thuật và cải cách không hợp lòng dân nên cơ đồ nhanh chóng đến hồi mạt vận; vua tôi nhà Hồ thảm bại, thế cùng lực kiệt phải chạy trốn vào Hà Tĩnh, HQL bị Trương Phụ bắt tại hang núi Thiên Cầm (nghĩa là trời bắt) huyện Cẩm Xuyên; Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương bị bắt tại núi Cao Vọng xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh năm 1407 rồi cả 3 theo giặc. Nhà Hồ tồn tại 7 năm, nhà Hồ ra đi thì cơn ác mộng Bắc phạt quay trở lại!. Ba bố con cùng nhiều người khác bị đem về Tr Quốc trong đó có Nguyễn An là kiến trúc sư đại tài thiết kế và chỉ đạo xây dựng cung điện cho nhà Trần ở Kinh đô Thăng Long, sang TQ bị thiến làm Thái giám ở trong cung, là người trong nhóm thiết kế và chỉ đạo xây dựng Tử Cấm Thành.

Tiếp đến là nhà Hậu Trần có 2 tôn thất đều sinh ra ở Thăng Long, đó là Giản Định Đế (tên húy là Trần Ngỗi vua đời thứ 13, con thứ 3 của Tr Nghệ Tông vua đời thứ 8) và Trùng Quang Đế (vua đời thứ 14 húy Tr Quý Khoáng, cháu nội Tr Nghệ Tông và gọi Trần Ngỗi bằng chú ruột), trong cơn binh lửa họ đã dựng cờ khởi nghĩa được quân lính tôn lên làm vua (18*) để tập hợp lực lượng đánh giặc Minh ghi dấu giai đoạn ngắn ngủi nhưng bi hùng của dân tộc; họ đã trở thành anh hùng thời loạn nhưng vì “lực bất tòng tâm” nên không thể vãn hồi thế cuộc, nhà Hậu Trần tồn tại 7 năm (1407- 1414). Triều đại nhà Trần tính theo nối ngôi kế vị truyền được 12 đời vua, dài 175 năm từ Hoàng đế Tr Thái Tông (vua đời thứ nhất, lên ngôi năm 1225) đến Hoàng đế Trần Thiếu Đế (vua đời thứ 12, mất ngôi năm 1400), nếu tính 14 đời vua thì dài 183 năm.

Chương túc quốc thượng hầu Đại tư đồ Trần Nguyên Đán (1325-1390, 65 tuổi) hiệu là Băng Hồ sinh tại TP Nam Định, đời thứ 4 (đời chắt) của Tr Quang Khải; là nhà thơ, thiên văn kiêm đạo gia, giỏi thuật tướng số tử vi. Tiên sinh xưa đức cao vọng trọng sống giai đoạn cuối thời Trần đầy biến động, có công lật đổ Dương Nhật Lễ (là con nuôi Tr Dụ Tông – vua đời thứ 7) làm vua hơn 1 năm nhưng vì ngoại tộc phản bội nên không có tên trong danh sách các vua Trần, giành lại ngôi báu cho nhà Trần; tuổi già trí sĩ về tại Côn Sơn (Tp Chí Linh, Hải Dương). Tr Ng Đán sinh ra Trần Nguyên Án (Trần Án), Tr Án sinh ra Trần Nguyên Hãn (TNH); Tr Ng Đán có công nuôi dạy cháu ngoại Nguyễn Trãi thành tài (dưới 10 tuổi ở với ông bà ngoại); TNH là cháu nội (đời thứ 3) của Tr Ng Đán, thứ 6 TQKhải, Ng Trãi với TNH là anh em con cô con cậu. Lúc Hồ Quý Ly tru diệt dòng tộc nhà Trần con trai đầu của Tr Án bị giết, bà Lê Thị Hoàn đang mang thai TNH cùng chồng Trần Án chạy từ Chí Linh về xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc lánh nạn (tài liệu khác viết 2 bố con Tr Án bị giết trước ngày bà Hoàn về Vĩnh Phúc).

Bởi lòng yêu nước thương dân, năm 1418 hai ông tìm đến Lam Sơn tụ nghĩa, buổi đầu ra mắt Lê Lợi (19*) Trần Nguyên Hãn (陳 元 扞) đem 200 nghĩa binh và hơn 100 ngựa chiến gia nhập đại quân… giữ chức Tả tướng quốc (đứng đầu các quan, như Thủ tướng Chính phủ bây giờ); Nguyễn Trãi “đa mưu, túc trí” dâng “bình Ngô sách” một áng thiên cổ hùng văn… làm quân sư; cả 2 đều là công thần khai quốc triều Hậu Lê… 10 năm xông pha trận mạc, Tr Ng Hãn trí dũng khí phách với tài thao lược điều binh khiển tướng thần kỳ đánh thắng nhiều trận lớn trong đó có trận giải phóng từ Quảng Bình đến hết Thừa Thiên Huế, trận Đông Quan (Thăng Long), Đông Bộ Đầu (dốc Hàng Than và dốc Hòe Nhai, Hà Nội), hạ thành Xương Giang (TP Bắc Giang)… làm cho tên tuổi danh tướng Hãn gắn liền với những chiến công hiển hách. Đánh giặc xong, triều đình bất ổn vì nhiều phe phái và nhớ lại lá số tử vi của Tr Nguyên Đán tiên tri nên 2 ông đã “rửa tay gác kiếm” treo ấn từ quan; Nguyễn Trãi về thái ấp Côn Sơn, Tr Ng Hãn trở lại Trang Sơn Đông vùng đất cổ xưa văn hiến.

Có tài liệu viết, Tr Ng Hãn nói với thân tín: “Lê Lợi tướng mạo gần giống Câu Tiễn, có thể chung sống khi hoạn nạn, nhưng không thể cùng hưởng vinh hoa phú quý…”. Việt vương Câu Tiễn (tại vị 496 – 465 TCN) có tướng mạo: xương chân lông mày nhô ra, đầu chóp mũi khô nhọn và khoằm xuống như mỏ chim, môi trên nhọn và chìa ra quá môi dưới, cổ dài… đó là tướng người đa nghi, vô ơn, bạc ác, thế nên khi thắng trận Phạm Lãi cùng Tây Thi bỏ trốn biệt tích vào thâm sơn cùng cốc sống yên ổn đến già. Văn Chủng không đi, vì PLãi biết “sống gần vua như gần hổ” nên đã dùng câu điển tích xưa nhắc nhở bạn: “thỏ hết chó săn bị làm thịt, chim hết thì vứt cung tên, phá xong nước địch thì mưu thần bị diệt”, quả nhiên VChủng bị chết oan (PLãi, VChủng vừa là tướng tài và mưu sĩ giúp CTiễn- vua nước Việt ở TQ thời Chiến quốc đánh bại Phù Sai- vua nước Ngô lấy lại đất nước và uy quyền đã mất… PLãi đã dâng người yêu Tây Thi- một trong tứ đại mỹ nhân TQ cho Phù Sai làm kế mỹ nhân). Xét thấy 2 ông với Lê Lợi gần giống trường hợp PLãi, VChủng với CTiễn nhưng vì không bỏ trốn vào rừng sâu núi thẳm…

Lũ gian thần Trịnh Hoành Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư vì đố kỵ ganh ghét cho nên vu cáo Tr Ng Hãn mưu phản Triều đình; hơn một năm sau Lê Lợi hạ chiếu cho 42 lực sĩ xá nhân bắt ông về Thăng Long, qua bến Đông Hồ (gần nhà ông) thuyền ra giữa sông ông tự vẫn chịu cái chết bi thảm coi như bị vua bức tử. Hôm nay sông Lô vẫn cuộn mình nổi sóng dâng lên nhiều cung bậc cảm xúc và tiếng vọng thời gian đã đưa ông hóa thân vào cõi bất diệt. Cùng nhảy xuống sông có con tên là Trần Pháp Độ may được cứu vớt, sau làm quan “Thiết chế lễ Tướng công” chuyên trông coi lễ nghi kỷ cương trong triều, rồi trở thành Thủy tổ họ Trần vùng Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Ngãi (xem phần ghi chú).

Tr Ng Hãn sinh 01/ 02/ 1390 âm lịch, mất 26/ 02/ 1429 âm lúc 39 tuổi, an táng tại “Rừng Thần” xã Sơn Đông (nơi ông luyện võ, chiêu binh mãi mã đánh giặc Minh). Sau khi mất, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) còn ra lệnh bắt vợ con ông về Thăng Long quản thúc; để tránh bị thảm sát nhiều người họ Trần phải đổi thành họ Đặng, Đào, Cao, Bùi, Quách, Trịnh.. (thời nhà Hồ cũng vậy); ngoài ra một số công thần khai quốc: Lê Sát, Lê Ngân, Phạm văn Xảo… cũng bị chết tức tưởi dưới bàn tay của Lê Lợi. Với quan Phục hầu Nguyễn Trãi (sinh 1380, mất 16/ 8/ 1442 âm) bị tru di tam tộc (có thể họ bố, họ mẹ và họ vợ) lúc 62 tuổi và Nguyễn Thị Lộ (thiếp- vợ lẽ của Ng Trãi) 40 tuổi vì mắc oan giết vua Lê Thái Tông (con Lê Lợi) trong “vụ án Lệ Chi viên” (20*).

Năm 1454 (26 năm sau) chuyện thâm cung bí sử được sáng tỏ, vua Lê Nhân Tông (cháu Lê Lợi) xuống chiếu minh oan Tr Ng Hãn, tha cho vợ con và trả lại tài sản; truy phong ông là Phúc thần, Khai quốc nguyên huân; lập đền thờ và miếu Đông Hồ, nay là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Căn cứ bài viết “Một số tư liệu lịch sử về dòng họ Tr Ng Hãn. Sự hình thành, phát triển và hoạt động của họ Tr Ng Hãn Thanh Nghệ Tĩnh. Sơ đồ Phả hệ Thủy tổ Trần tộc. Biên bản cuộc họp ngày 23/ 8/ 2002 công nhận họ Trần Lê đại tôn…” và các tài liệu khác… Biết được: Tr Ng Hãn có 3 vợ sinh được 3 trai (tài liệu khác viết 5 trai?) đó là Tr Nguyên Hữu, Tr Đăng Huy, Tr Pháp Độ (con của vợ thứ 3); các đời sau của Tr Pháp Độ chuyển dần vào Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi… Biết được cụ Trần Như xuất thân từ dòng họ hiển hách, danh gia vọng tộc và theo phả tộc Trần Việt Nam cụ Trần Đăng Như là đời thứ 17; còn theo Gia phả của họ Trần Lê chỉnh lý năm 2016 thì cụ Trần Như là đời thứ 21 (có thể đời 20 giải thích ở phần sau) theo thứ tự: 1- Trần Kinh, 2- Tr Hấp, 3- Thái úy phụ chính Tr Lý, 4- Tr Thừa (Phụ quốc Thái úy, về sau làm Thái thượng hoàng, rồi Trần thái tổ), 5- Tr Cảnh (vua Tr Thái Tông), 6- Thượng tướng thái sư Chiêu minh đại vương Tr Quang Khải (nhà quân sự, ngoại giao và nhà thơ), 7- Văn Túc vương Tr Đạo Tái (nhân tài văn chương và võ tướng), 8- Uy Túc vương Tr Văn Bích, 9- Đại tư đồ Tr Nguyên Đán, 10- Tr Nguyên Án, 11- Tả tướng quốc Tr Nguyên Hãn, 12- Thiết chế lễ Tướng công Tr Pháp Độ, 13- Tr Thiện Tính (hiệu là Chân Thường, húy là Tr Khương), 14- Tr Chân Tính (hiệu là Huyền Thông), 15- Tr Thiện Hạnh, 16- Tr Huệ Hương, 17- Tr Huệ Minh, 18- Tr Yết Tâm (tức là Trần Thiện Tâm), 19- Tr Minh Triết, 20- Tr Đăng Như.

Tại xã Thọ Thành, Yên Thành cụ Tr Minh Triết sinh được 4 trai, sau này ở 4 nơi, 1- Trần Đăng Như (Tr Như) là con đầu ở xã Trung Lễ, 2- Tr Khắc Liễu xã Diễn Xuân, 3- Tr Liễu Ngộ xã Thọ Thành, 4- Tr Thế Lộc xã Mã Thành… Vì loạn lạc hay lý do nào đó nên cụ Như không để lại dấu tích và mất liên lạc với quê nhà cho mãi đến năm 2001 (gần 400 năm sau) hậu duệ các Chi họ tìm được nhau mới biết quê quán gia đình cụ Tr Như (21*).

Tại xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ, Hà Tĩnh cụ Trần Đăng Như (Trần Như) là đời thứ nhất, là Thủy Tổ họ Trần Lê đại tôn. Họ Trần Lê đại tôn thuộc dòng Tr Huyền Thông (Tr Chân Tính), họ Tr Pháp Độ, bắt nguồn từ Tổ Tr Ng Hãn. Thời trước Hội đồng gia tộc đặt tên họ đại tôn ta là Trần Lê để phân biệt với họ Trần Doãn, Trần Xuân, Trần Kính, Trần Ký trong xã. Cụ Như có trình độ học vấn cử nhân, thời đó nếu làm quan thường giữ chức Tri huyện; có giai đoạn cụ ra Đông Sơn Thanh Hóa ở vài năm, sau 3 bố con vào định cư tại Trung Lễ (khoảng năm 1620, thế kỷ 17); nghe truyền lại nhà cụ ở thôn Trung Nam trên khu vực nhà ông Đức ngày nay… Việc 3 bố con mai danh ẩn tích mất liên lạc với quê nhà có thể tránh họa tru diệt dòng tộc đến giờ vẫn còn bí ẩn… Cụ Như dạy học và cắt thuốc giúp dân 3 xã Trung Lễ, Đức Bùi, Đức Xá (Bùi, Xá nay là Bùi La Nhân), ngày xưa thầy giáo và thầy thuốc là 2 nghề xã hội kính trọng.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, các lớp hậu duệ của cụ không ngừng phấn đấu thành người tử tế, tâm sáng chí bền có ích cho quê hương đất nước, làm vẻ vang tự hào dòng họ.

Hai con trai (đời thứ 2) của cụ Như đều không rõ tên (22*), làm quan võ dưới thời Lê Trung Hưng; người anh giữ chức “Đô chỉ huy sứ đồng tri thiêm sự” (giống Tư lệnh trưởng bây giờ), không có con; người em “Chánh đội trưởng đồng tri thiêm sự” (lãnh binh Hoàng gia) có vợ con truyền mãi tới bây giờ; cuối năm 2017 cháu đầu tiên đời thứ 18 ra đời và đến nay 18 đời có hơn 2.200 đinh gồm tất cả ở quê và đi ra. Hậu duệ một số đời đã làm nên công trạng: Đời thứ 4- Trần Khôi, làm quan Bộ lại (giống như bộ nội vụ chuyên về công tác cán bộ) dưới thời Trịnh Sâm. Đời thứ 7- Trần Chính Nghị làm quan Tri huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đời thứ 8- Lê Công Phó (bố Lê Dụ, xem phần Chi họ Lê Công) phẩm hàm “Quang lộc tự khanh”. Đời thứ 9- Lê Dụ là khâm sai đại thần của triều đình Huế, được vua Tự Đức ban nhiều sắc phong. Đời thứ 10- Trần Đôn Tán (con Tr Đôn Loại) là võ tướng trong mặt trận Đông Sơn đánh giặc Minh, bị tử trận được vua tặng 2 chữ Phúc Thần. Đời thứ 10- Lê Trọng Liệu (con cụ Lê Dụ) học vị cao nhưng không ra làm quan, giỏi chữ Hán và tiếng Pháp có công đấu tranh với quan lính Pháp ở đồn Lạc Thiện bảo vệ dân làng và có công hợp tự họ Trần thành 8 Phái vào năm 1927. Đời thứ 11- Trần Văn Trinh là Lý trưởng làng Lạc Thiện, đã cung cấp thông tin và hoạt động cho phong trào Cần Vương bị giặc Pháp bắt vài lần rồi thả. Đời thứ 11- Lê Thước (con Lê Trọng Liệu) là nhà Hán học, người hiệu đính kiệt tác thơ truyện Kiều và nhân sĩ yêu nước. Đời thứ 12- Lê Thiệu Huy (con Lê Thước) trí tuệ siêu phàm… thần đồng Đông Dương… các nhà khoa học lừng danh phải khâm phục; Tham mưu trưởng Liên quân Việt- Lào, liệt sỹ – anh hùng LLVTND. Đời thứ 13- Trần Văn Giao, anh hùng lao động về ngành địa chất lúc mới 23 tuổi. Đời thứ 14- Trần Lê Đông, Tổng giám đốc dầu khí Việt Xô, anh hùng LĐ thời kỳ đổi mới…

Họ Trần Lê đại tôn có 8 Phái đứng đầu là 8 vị Thế tổ: 1- Trần Đôn Sỹ, 2- Trần Đá, 3- Trần Đôn Loại, 4- Trần Huy Quả, 5- Trần Khắc Nhuận, 6- Trần Đôn Cung, 7- Trần Đôn Phác, 8- Trần Dị. Đến nay người trong họ tuy chưa ai có tước vị hay danh hiệu thiên tài xuất chúng là nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà khoa học lừng danh, Chính khách, thương gia cự phách hay doanh nhân siêu hạng… nhưng đã có Khâm sai Đại thần triều đình, quan tướng văn võ, đấng chí tôn học rộng tài cao. Cả Họ có 3 anh hùng, 6 giáo sư và phó giáo sư, 14 tiến sĩ, nhiều chức vụ cao trong Công an, Quân đội, Nhà nước; nhiều doanh nhân thành đạt, hộ dân và cá nhân xuất sắc, danh hiệu cao quý… Có 33 liệt sĩ và nhiều thương bệnh binh qua các cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ, chiến tranh Biên giới Tây nam với Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn và chiến tranh Biên giới phía Bắc chống Trung Quốc xâm lược. Tiêu biểu gia đình cụ Thước có 3 giáo sư: Lê Thước, Lê Triều Phong, Lê Xuân Diệm và anh hùng- liệt sĩ Lê Thiệu Huy; gia đình cụ Nguyện đời 12 phái 8 có 2 đại tá và 1 anh hùng lao động.

Nơi địa linh nhân kiệt người họ Trần Lê đại tôn luôn tự hào và phát huy hào khí Đông A trên mọi lĩnh vực, thời phong kiến và Pháp thuộc đã góp phần vào truyền thống “xã cách mạng, xã văn vật, xã có nhiều Khoa bảng- Tiến sĩ”; giai đoạn chống Mỹ được Nhà nước phong tặng “xã anh hùng”, thời kỳ đổi mới công nhận “xã văn hóa”, nhiều năm học sinh thi đại học tỷ lệ đỗ đạt cao nhất tỉnh… Từ những thành tích cao và bề dày lịch sử vẻ vang như vậy cho nên tháng 01 năm 2008 nhà thờ Thủy tổ Trần Đăng Như vinh dự được xếp hạng “di tích lịch sử văn hóa” cấp tỉnh, tháng 11 năm 2020 Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng bằng khen về “phong trào thi đua xây dựng các mô hình học tập…”.

 

PHẦN 2– NGƯỜI HỌ TRẦN TRÊN ĐẤT LÂM TRUNG THỦY (Chỉ viết riêng về xã Trung Lễ xưa): là xã đồng bằng thuần nông, trước năm 1950 hơn 95% nhà tranh vách đất; tre xanh bao quanh vườn nhà, cây cổ thụ, bụi rậm mọc hoang như rừng trong thôn và ngoài gò bãi… nhiều đêm có lợn rừng, nai, hoẵng từ đại ngàn về kiếm ăn; ban ngày chim công, trĩ, gà lôi, vịt trời bay về đồng. Năm 1970 tôm cua cá vẫn đầy đồng; chim muông, bìm bịp, rắn, chồn đầy vườn; diều hâu, quạ đen lượn lờ; từng đàn diệc, sếu, ngổng bay ngang lưng trời…

Các cụ xưa nói rằng “đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”, thôn Trung Nam là nơi địa linh có long mạch trấn giữ bảo hộ chúng sinh bởi thế đã dựng lên một số kiến trúc tâm linh thờ tự chạm khắc nghệ thuật tinh xảo, sầm uất uy nghi trang nghiêm cổ kính rêu phong mang đậm bản sắc tâm hồn Việt: có điếm canh, đình làng, đền Quy Nhân (Phát Lát) và đền Cửa Diệc thờ Thánh có cổng tam quan voi lính đứng gác; xã có nhiều miếu thờ và phía đông có ngôi cổ tự (chùa cổ)… Hiện nay có vài nơi đào được đống bát đĩa gốm sứ, hũ tiền bằng đồng thời quân Trương Phụ đồn trú và thời nhà Nguyễn, một số gia đình đào được thỏi vàng của thời xưa chôn dấu…

Năm 1960 Nghị quyết 3 “xóa bỏ tàn tích, tư tưởng Phong kiến…” ra đời, xã ta thực hiện chiến dịch đến năm 1963, một số bom Mỹ tàn phá còn lại đến năm 1973 mục hỏng hết. Đáng lẽ bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan lại đi phá những công trình nghệ thuật cổ truyền, nếu để đến giờ có thể là di tích lịch sử văn hóa. Cảnh cũ giờ đổi thay, một số người dân hoài niệm về tập tục văn hóa xưa đã tự khôi phục 6 miếu thờ nhưng không trang nghiêm u tịch như trước.

Cuối năm 1885 quân Pháp cùng với bọn tay sai tà đạo chia nhiều mũi đánh phá thôn Trung Nam nơi có xưởng rèn đúc súng đạn, căn cứ địa của nghĩa quân cụ Lê Ninh người anh hùng xướng nghĩa Cần Vương và vùng lân cận… Vì trận đánh bất ngờ và lực lượng yếu hơn nên Quân của cụ rút lên núi Vũ Quang liên kết với quân của Phan Đình Phùng (Lê Khanh là quan Bố chánh triều Nguyễn lấy vợ đầu là em Phan Đình Phùng sinh ra Lê Ninh và vợ 2 sinh ra cố nội Lê Hiền; dinh thự và nhiều chum vàng bạc chôn cất nay có thể còn một ít đâu đó, trung tâm xưa là nhà Lê Hiền bây giờ). Nơi sơn lam chướng khí, cụ từ trần (1857- 1887, 30 tuổi) dân xã Trung Lễ ngưỡng mộ kính trọng coi là thần Thành hoàng. Đầu năm 1886 Pháp chiếm đóng xây “đồn Lạc Thiện” trên diện tích gần 40 ngàn m2 cạnh nhà thờ họ Trần, 4 góc dựng 4 chòi cao canh gác; có 2 dãy nhà to cao (mỗi nhà dài 40m, chia 4 phòng mỗi phòng có 1 lò sưởi ống khói vươn cao, tường dày 50 cm, cửa kính chớp) và vài nhà nhỏ hơn để người, ngựa, chó becgie ở; có 2 lô cốt bê tông cốt sắt vừa nổi và chìm… Gạch, ngói, xi măng chở từ Pháp sang; có nhiều cây long não cổ thụ tác dụng che nắng, thanh lọc không khí (sông đào năm 1934 do quan Tri huyện Lê Văn Luyện người làng khởi xướng)… Pháp chia xã thành 2 làng Quy Nhân và Lạc Thiện để dễ quản lý giám sát (đường đi trước nhà thờ họ Lê nửa phía bắc làng Quy Nhân, phía nam Lạc Thiện), 2 lần chúng đốt phá thôn xóm đuổi dân ra ngoài đồng tự dựng lều để ở hòng đàn áp dập tắt tinh thần cách mạng của dân xã anh hùng. Thôn quê trù phú bình yên ngày nào bỗng chốc trở thành làng kháng chiến xơ xác tiêu điều, một số chiến sĩ cộng sản bị bắt về giam cầm, tra tấn…

Tháng 3/1945 Nhật đảo chính… Pháp rút khỏi đồn, nơi đây thành “trường Lạc Thiện” cấp 1 và 2; con em huyện Hương Sơn, Can Lộc cũng về đây học (Nguyễn Đình Tứ quê Can Lộc, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng bộ Đại học… lúc nhỏ đến ở nhà 0 học trường Lạc Thiện. 0 ruột NĐ Tứ con nhà “trâm anh thế phiệt” là bà nội của anh Thông, Lĩnh, Kỳ, Hưng…). Tháng 8/ 1945 đánh đuổi phát xít Nhật, vua Bảo Đại thoái vị kết thúc hơn một ngàn năm chế độ Địa chủ- Phong kiến, Cách mạng Việt Nam thắng lợi. 2/ 9/ 1945 Quốc khánh nước VN, 23/ 9/1945 Pháp quay lại VN lần 2, tháng 7/ 1954 hòa bình lập lại ở Miền bắc… Ngày 5/ 8/ 1964 đế quốc Mỹ bắt đầu đưa máy bay đánh phá Miền bắc trong đó có xã ta nhưng ác liệt nhất 2 năm 1967- 1968 mỗi ngày đêm có 7 đến 10 đợt dội bom làm tan nát, nhà sập, người chết. 30/4/1975 giải phóng Miền nam thống nhất Tổ quốc… Nhà trường tuy không trúng bom đạn nhưng ngói rơi vỡ nhiều, các lớp đi sơ tán rồi sau này học trường mới… Mấy dãy nhà Pháp vì mưa bão và không tu sửa nên hư hỏng dần, cây long não bị chặt phá, năm 2015 san ủi hết xây trạm y tế xã. Đồn bốt Lạc Thiện năm xưa, chứng tích một thời thực dân Pháp cai trị nay đã thành dĩ vãng.

Pháp đến đồn trú tại xã cách nay 135 năm (2021 – 1886) lúc ấy nhà thờ họ Trần đã có từ lâu, cách nay trên 150 năm; nhà thờ là địa điểm của cơ sở cách mạng, các chiến sĩ thường lui tới theo dõi hoạt động của chúng… Pháp đã vài lần bắt bớ nhưng phải thả và chưa dám phá nhà thờ bởi vì họ Trần có nhiều người tài giỏi, thông thạo tiếng Pháp, hiểu sâu về luật bảo hộ dân sự… (theo ý trong 3 bài viết: Người họ Trần trên đất Trung Lễ, chuyện thơ Trung lễ anh hùng và cụ Lê Ninh anh hùng- bất tử… của tác giả Tr Trúc Ngân- đời thứ 13, phái Giáp tam).

Năm 1927 tu sửa nhà thờ và hợp tự 8 Phái quy về một mối từ đường họ đại tôn không để Chi Phái xây nhà thờ riêng nhằm tập hợp sức mạnh giống như nhà thờ Giáo xứ. Tiếp tục sửa chữa tôn tạo nhà thờ trong các năm 1950, 1980, 2001; tháng 8/ 2019 đến cuối tháng 6/ 2020 dương lịch xây lại mới cổng tam quan, trùng tu tôn tạo: hạ điện (bái đường), trung điện và thượng điện (nơi thờ bài vị Thủy tổ, Thế tổ) thoáng đãng to đẹp hơn, tháng 4/ 2021 xây lại tường rào xung quanh. Nhà thờ tọa lạc trên khuôn viên cũ 1.500 m2 và vị trí các dãy nhà vẫn như năm 1927 với không gian thờ tự tôn nghiêm. Thời trước có nhiều loại đồ thờ cổ và đẹp: hoành phi, câu đối, đại tự, chiêng đồng, chim hạc, lư hương, bình hoa… trong đó vài bảo vật quý hiếm có thể đồng đen, nay một số đã mất. Tương truyền ngày lễ tết Thủy tổ, Thế tổ và tiên tổ các gia đình từ cõi vô thường về đây hội ngộ; mảnh đất thiêng này đã nhiều lần long trọng vui đón quan trạng về làng, con cháu các đời thành danh vinh quy bái Tổ. Lễ tết các con cháu về tại từ đường để tận hưởng phút giây thời gian như ngừng lại lắng hồn về những điều xưa cũ, tỏ lòng biết ơn Tổ tiên, mong linh ứng hóa giải hạn xui, ban vận may phúc lộc; cũng là dịp gặp để biết thứ bậc, tăng tình đoàn kết; chúc nhau vui khỏe, an khang, thịnh vượng, phát triển văn hóa dòng họ…

                                                

PHẦN 3– GIẢI THÍCH, GHI CHÚ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Phần ghi chú có 8 mục nhưng để viết gọn lại tác giả đã căt bỏ vài mục và nhiều câu, bản đầy đủ tác giả đang lưu giữ: 1- Giải thích một số ý trong bài “Dòng họ hiển hách…”. 2- Trực hệ của cụ Trần Đăng Như 21, 20 hay 17 đời. 3- Trần Pháp Độ, thủy tổ họ Trần vùng Thanh Nghệ Tĩnh. 4- Chi họ Lê Công và nhà thờ Lê Dụ. 5- Lê Thiệu Huy. 6- Trần Hưng Đạo diệt trừ âm binh, tà ma, quỷ dữ. 7- Chuyện mộ táng vào nơi phát đế vương. 8- Tài liệu tham khảo.

I- Giải thích, bổ sung một số ý trong bài “Dòng họ hiển hách…”

-(1*) Nước Xích Quỷ và bộ tộc Bách Việt: Cách nay gần 5.000 năm (2879 TCN + 2021 SCN = 4900) vua cha Đế Minh ban ngôi báu và chia đôi thiên hạ cho 2 con. Đế Nghi (con trưởng) làm vua nước Xích Thần phương Bắc, Lộc Tục (con đầu của vợ thứ) vua phương Nam lên ngôi đặt tên hiệu Kinh Dương Vương lãnh đạo bộ tộc Bách Việt và tên nước Xích Quỷ (ý nói vùng đất phía Nam tươi sáng), kinh đô bên núi Nghĩa Lĩnh đất Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ), ranh giới 2 nước là sông Dương Tử (Trường Giang). Báo điện tử “cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn” có bài “Tìm hiểu về gốc tích họ Trần” viết về cương vực nước Xích Quỷ: “đông giáp biển Đông, tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên Tr Quốc), bắc giáp hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam – TQ), nam giáp Hồ Tôn (tỉnh Khánh Hòa – VN)”. Đến thời nước Văn Lang các vua Hùng biên giới lùi về Đèo Ngang (dãy Hoành Sơn), Kỳ Anh, Hà Tĩnh; bên kia là Quảng Bình và các tỉnh phía Nam thuộc vương quốc Chiêm Thành (Chăm Pa)… cư dân phần lớn là người cổ Mã Lai, Ấn Độ đến.

Báo điện tử “Bảo tàng lịch sử Việt Nam” 13/4/2011 có bài “Tiền thân kinh đô Phong Châu vốn ở Hà Tĩnh” tức là kinh đô đầu tiên của các vua Hùng, báo điện tử Nghệ An 11/5/2016 bài “Nhà nước cổ đại Việt Thường Thị”, báo điện tử Hà Tĩnh 12/4/2019 bài “Người dân Hà Tĩnh thành kính tưởng nhớ các vua Hùng”… đã căn cứ các tài liệu thư tịch cổ dự đoán thời Hồng Bàng (Hồng Bàng Thị) có nước Việt Thường (Việt Thường Thị) từ bắc Thanh Hóa đến đèo Hải Vân, kinh đô ở phường Đức Thuận hoặc phường Trung Lương thị xã Hồng Lĩnh. Kinh Dương Vương là vua nước Xích Quỷ, dựng kinh đô đầu tiên bên núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống) trên đất xã Thiên Lộc (Can Lộc) hoặc quanh đó; như vậy đã có thời kỳ đất Phương nam có 3 nhà nước là Xích Quỷ, Việt Thường và Hồ Tôn (Chiêm Thành); rồi sáp nhập xóa tên Việt Thường vào Xích Quỷ vài năm sau chuyển ra Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ), từ đó nước Việt Thường bị lãng quên…?

Thời cổ người Trung Quốc gọi các Bộ tộc phía nam sông Trường Giang bằng một tên chung là “Việt”, bắt đầu thời nhà Hán đặt tên mới là “Bách Việt” (ý nói là nhiều Bộ tộc Việt) trong đó có Bộ tộc (Dân tộc) như: Mân Việt, Lạc Việt, Âu Việt, Dương Việt, Điền Việt… Họ khác nhau về địa bàn cư trú, văn hóa và ngôn ngữ, mỗi Bộ tộc có nhiều Bộ lạc nhỏ.

Người Mân Việt ở vùng đất Mân (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc). Người Lạc Việt chủ yếu sinh sống ở tây nam Quảng Đông, đông nam Quảng Tây Trung Quốc (TQ) và Miền bắc Việt Nam (VN) ngày nay; họ là tổ tiên của dân tộc Kinh, Mường VN và người Tráng TQ. Người Âu Việt là tập hợp các bộ lạc miền núi sống ở đông bắc VN và vùng Chiết Giang TQ họ là tổ tiên của người Tày Nùng ở VN, người Choang ở Quảng tây, người Điền Việt ở tỉnh Vân Nam TQ…

Thời Chiến quốc (476- 221 TCN) ở Tr Quốc có 7 nước: Tần, Triệu, Ngụy, Hàn, Sở, Tề, Yên đều là Chư hầu của nhà Chu (Chư hầu là nước nhỏ bị phụ thuộc một phần hoặc liên minh với nước lớn để được bảo hộ. 4 nước: Triệu, Ngụy, Hàn, Sở đều có chung một phần biên giới với Tần); khi nhà Chu suy tàn thì 7 nước đánh nhau phân chia thiên hạ rồi Tần Thủy Hoàng giành ngôi bá chủ lập nên Đế quốc Trung Hoa rộng lớn hùng mạnh, lên ngôi Hoàng đế năm 221 TCN. Năm 218 – 208 TCN nhà Tần mở rộng lãnh thổ về phía bắc và nam, phần lớn phía nam sông Trường Giang là vùng đất các tỉnh: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến… bị nhà Tần thâu tóm đổi thành quận, huyện; đất Mân đặt tên mới là quận Mân Trung, đến đời nhà Đường đặt tên Phúc Kiến, nay là tỉnh Phúc Kiến… Thời nhà Hán Bộ tộc Bách Việt dần đồng hóa với người Trung Nguyên trở thành người Hán, chỉ còn Lạc Việt (tổ tiên người Kinh) và Âu Việt là 2 nhóm cư ngụ ở Miền bắc Việt Nam là không bị đồng hóa.

-(3*) An Dương Vương (ADV): tên thật là Thục Phán thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt hùng mạnh nằm sát nước Văn Lang của vua Hùng. Thục Phán lãnh đạo bộ tộc mình và liên minh với các bộ tộc khác giết tướng Đồ Thư đánh thắng quân Tần… Theo sách “Các triều đại Việt Nam” trang 15 có đoạn viết: “Vua Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời… Vua nước Thục nghe tin sai sứ đến cầu hôn… Không lấy được Mỵ Nương Thục vương căm giận di chúc cho con cháu… phải diệt nước Văn Lang… (vua Hùng) chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo đến đánh… vua Hùng còn trong cơn say… trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử… Thế là nước Văn Lang mất”. Thục Phán lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương trị vì từ năm 257- 207 TCN, hợp nhất 15 bộ lạc người Lạc Việt của nước Văn Lang với vùng đất của người Âu Việt đặt tên mới là nước Âu Lạc kinh đô tại Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội… ADV nhiều lần đánh lui quân Triệu Đà, sau đó mắc phải “kế thông gia” của Triệu Đà cho công chúa Mỵ Châu lấy Trọng Thủy làm phò mã và nghe lời dèm pha của gian thần làm cho tướng Cao Lỗ và Tr Tự Minh phải bỏ đi… coi như hổ không răng. Khi Triệu Đà đưa quân đánh, Cao Lỗ đến cứu bị tử trận; bố con Thục vương cùng cưỡi một ngựa chạy về phía nam đến bờ biển Cửa Hiền xã Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An (cách núi Mộ Dạ 6 km) vì đường cùng nên vua rút gươm chém con rồi nhảy xuống biển chết kết thúc 50 năm làm vua (đền Cuông thờ ADV ở lưng chừng núi Mộ Dạ xã Diễn An, nằm bên quốc lộ 1A cách TP Vinh 30 km về phía bắc).

-(4*) Triệu Đà (257-137 TCN, thọ 120 tuổi) là võ tướng của Tần Thủy Hoàng… Sau khi đánh bại ADV gặp lúc TT Hoàng mới chết, nước Tần suy yếu nên tự tách ra xưng Triệu Vũ Đế lập nên nước Nam Việt (207- 111 TCN); lãnh thổ là 1 phần vùng đất Lĩnh Nam (phía nam núi Ngũ Lĩnh) gồm có: tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, một phần Vân Nam, Quý Châu và Miền bắc Việt Nam đến hết đất Hà Tĩnh; kinh đô tại TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm 202 TCN Lưu Bang xưng Đế lập nên nhà Hán, bắt Triệu Đà quy hàng thần phục và ban tước Triệu Vũ Vương, vẫn để tên nước là Nam Việt; đến năm 111 TCN nhà Triệu qua 5 đời vua bị nhà Hán xóa tên, bắc VN thành quận Giao Chỉ (vì có người Giao Chỉ). Thời Đông Hán (25CN- 220 CN) có Tô Định, viên “Thái thú” (chức vụ quan triều đình TQ cai trị thuộc địa như một huyện, tỉnh) tham lam, độc ác, hoang dâm; chúng giết người già trẻ em, đàn ông khổ sai, con gái phụ nữ làm nô tỳ bắt đẻ con để đồng hóa. Năm 40 CN, Tô Định bị Hai Bà Trưng đánh cho thua chạy về nước…

Thời kỳ Bắc thuộc kể từ lúc Triệu Đà xưng đế năm 207 TCN đến khi Khúc Thừa Dụ giành chủ quyền năm 905 CN kéo dài 1.112 năm (207 TCN+905 CN) qua các Triều đại: Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường xâm chiếm đô hộ. Các triều đại khác cai trị là: nhà Ngô 26 năm (939 đến 965), nhà Minh 21 năm (1407-1428 Lê Lợi thắng quân Minh), tổng số 1.159 năm VN là nước thuộc địa trở thành một đơn vị hành chính quận huyện hoặc tỉnh. Mất nước nhưng vì không mất “tổ chức làng xã” cho nên tiếng nói, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa còn giữ và truyền lại đến nay (Khúc Thừa Dụ là Hào trưởng một vùng nổi dậy lập Chính quyền được nhà Đường phong tước “Tiết độ sứ” cai trị 1 vùng như Lãnh chúa hay vua nhỏ).

Các triều đại nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê (Lê Hoàn), Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê (Lê Lợi), Tây Sơn, Nguyễn đều là nhà nước Quân chủ chuyên chế – Phong kiến độc lập tự chủ, nhưng phải chấp nhận Triều cống thể hiện sự hòa hiếu lập quan hệ bang giao để được bảo hộ yên ổn làm ăn. Tước hiệu Hoàng đế Việt Nam là tự xưng chỉ gọi nội bộ, khi đối ngoại với TQ gọi theo tước hiệu Thiên triều sắc phong là: Quốc vương, Quận vương, Đô thống sứ, Tiết độ sứ…

Kinh Bắc gồm 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thuộc quận Giao Chỉ. Thành Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) là thủ phủ của nhà Đông Hán thời Bắc thuộc do Sĩ Nhiếp thái thú cuối cùng nhà Hán cai trị; nơi ấy là đô thị, trung tâm chính trị, văn hóa, Phật giáo cổ xưa nhất VN. Quận Giao Chỉ có nhiều người Giao Chỉ, là người VN có nguồn gốc thượng cổ 10 ngón chân tòe ra như 2 cái chổi, 2 ngón cái bẻ quặt chỉa vào nhau (hiện nay Miền bắc có thể còn vài người).

-(5*) Trần Thủ Huy và Tr Thủ Độ ? Tập san “Khí phách Rừng thần” số 5/ 2016 có bài “tìm hiểu về gốc tích họ Trần” viết: Tr Thủ Huy sinh ra Tr Thẩm (Tr An Quốc) và Tr Thủ Độ; trong tập san đó có bài “Lời bạt của một quyển sách” nhà sử học Bùi Thiết viết: “Sử… không ghi rõ cha mẹ của Trần Thủ Độ là ai, ông sinh ra ở làng Lưu Xá được Trần Lý nuôi từ nhỏ…”… Như vậy cái tên Đại vương Trần Hoằng Nghị bố của Tr Thủ Độ là nhân vật hư cấu.

-(8*) Hơn một ngàn năm Bắc thuộc Việt Nam là nước thuộc địa, ngoài ra là nước Chư hầu của Trung Quốc. Thuộc địa là nước bị thua trận, nước bị cai trị trở thành 1 đơn vị hành chính quận huyện hoặc tỉnh; triều đình TQ cử đại diện là quan Thái thú hoặc bổ nhiệm Tiết độ sứ hay Đô thống sứ cai trị. Thái thú là người TQ chức quyền có giới hạn; Tiết độ sứ là danh hiệu do hoàng đế TQ sắc phong cho người TQ (Cao Biền là tướng nhưng giỏi thiên văn, địa lý, phù thủy trấn yểm) hay bản xứ (vua VN), quyền hạn giống Lãnh chúa một vùng hoặc ông vua nhỏ, chức vụ cha truyền con nối; Đô thống sứ giống như Tiết độ sứ nhưng tính tự chủ và quyền hạn lớn hơn.

Chư hầu là nước phụ thuộc một phần bị cống nộp và điều quân… hoặc là nước độc lập tự chủ liên kết với nước lớn để được bảo hộ. Tước hiệu Hoàng đế Việt Nam chỉ gọi nội bộ, đối ngoại với Tr Quốc thì gọi theo quy định của Thiên triều đó là: Quốc vương, Quận vương… Khi VN lập ngôi vua mới phải có tờ trình (cầu phong) để xin sắc phong và những việc trọng đại đều sang yết kiến dâng tấu xin chỉ dụ; ngoài ra định kỳ khoảng 3 năm một lần vua VN hoặc người đại diện phải sang chầu và đem vàng bạc châu báu, nô tỳ, gái đẹp, thợ giỏi… cống nộp.

Hoàng đế, Quốc vương, Quận vương, Bá vương, Tiết độ sứ, Đô thống sứ là tước hiệu của người đứng đầu cai trị một nước to, nhỏ hay vùng lãnh thổ, đều gọi chung là vua. Hoàng đế, Quốc vương… là tước hiệu tự phong cho mình; Hoàng đế là vua nước lớn còn Quốc vương… là vua nước nhỏ, Hoàng đế ban tước hiệu cho vua các nước nhỏ chư hầu.

Thực dân và Đế quốc là nước có thuộc địa, cử Toàn quyền hoặc Thái thú đến cai trị. Nhà nước “Quân chủ chuyên chế” có vua, ngôi báu lưu truyền. Chế độ Phong kiến có đặc điểm: thân vương, tướng lĩnh, quan lại được vua phong tước, kiến địa (cấp đất) và cấp thái ấp, nô bộc, dân đóng thuế nuôi họ; Địa chủ (điền chủ, bá hộ): chiếm đất, phát canh thu tô bóc lột nông dân.

-(10*) Chùa Chân Giáo ở Hà Nội nay không còn vị trí đến nay vẫn chưa biết, có thể nằm cách chùa Một cột trong khoảng 7 km về phía tây bắc.

-(12*) Trần Nhân Tông (1258- 1308, hưởng dương 50 tuổi): 20 tuổi làm vua, 35 tuổi (1293) Thái thượng hoàng. Năm 1295 đến chùa ở Hoa Lư, Ninh Bình tu hành thời gian ngắn rồi trở về kinh đô; năm 1299 (41 tuổi) xuất gia đến chùa Hoa Yên trên đỉnh Phù Vân – Yên Tử (Yên Tử là quần thể di tích tâm linh và danh thắng thuộc TP Uông Bí, Quảng Ninh), vài năm cuối đời Ngài đến trụ trì tại chùa Ngọa Vân (chùa trên mây) đắc đạo rồi nhập niết bàn viên tịch hóa Phật (tên khác là Bụt) trong am Ngọa Vân. Phật hoàng Tr Nhân Tông là người sáng lập, là vị sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm – Yên Tử. Chùa và am Ngọa Vân trên núi Bảo Đài dãy Yên Tử thuộc 2 xã An Sinh-Bình Khê, thị xã Đông Triều, QNinh; là nơi phát tích, là thánh địa Phật giáo Trúc Lâm. Thời Lý Phật giáo là Quốc giáo, sang thời Trần vẫn thịnh hành và đa số vua Trần đều mộ đạo.

-(14*) Trần Nhân Tông, công chúa Huyền Trân và nước Chiêm Thành: năm 1301 Tr Nhân Tông (vừa Thái thượng hoàng, vừa là Thiền sư) nhận lời mời vào du ngoạn Chiêm Thành được Quốc vương Chế Mân tiếp đãi nồng hậu và ở lại trong cung điện Đồ Bàn (Bình Định) gần 9 tháng, lúc ra về có giao ước gả con gái Huyền Trân công chúa (1287 – 1340) một tuyệt thế giai nhân cho Chế Mân để mở rộng hòa hiếu. Tháng 6/ 1306 Tr Anh Tông (vua đời thứ 4) chủ trì hôn lễ cho em gái lúc đó nàng 19 tuổi và nhận món quà sính lễ vùng đất Châu Ô, Châu Lý (phía nam sông Thạch Hãn Quảng Trị đến bờ bắc sông Thu Bồn Quảng Nam). HTrân lấy chồng 11 tháng sinh một bé trai thì đến tháng 5/1307 Chế Mân băng hà do tử nạn khoảng 50 tuổi (Chế Mân là vị vua anh hùng tài thao lược), theo tục lệ Huyền Trân phải lên giàn hỏa thiêu cùng chồng cho nên vua Tr Anh Tông dùng kế cử quan Trần Khắc Chung tài ăn nói đem thuyền vượt biển vào tang lễ giải cứu HTrân; đáng lẽ hơn 1 tháng về đến Thăng Long nhưng kéo dài gần một năm, về Thăng Long bà xuất gia tu hành rồi mất tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định, các triều đại sau phong bà là “Thần hộ quốc”, tên đường phố và đền chùa thờ bà có ở vài nơi. Vì chuyến đi dài cho nên một số tài liệu nghi vấn 2 người tư thông ăn ở với nhau như vợ chồng nhiều tháng trên đảo ngọc… nay là đảo Hòn Chảo điểm du lịch nằm giữa Huế và Đà Nẵng cách đất liền 15 km.

-(15*) Thành Đồ Bàn (An Nhơn, Bình Định) kinh đô của Chiêm Thành là nơi Tr Duệ Tông (vua Trần đời thứ 9) thân chinh mang quân đi điếu phạt, cùng với Cung phi (vợ lẽ) Nguyễn Thị Bích Châu và gần 12 vạn quân lâm trận, vì chủ quan nên lọt vào ổ mai phục bị chết gần hết. Cổng thông tin du lịch Hà Tĩnh ngày 25/ 11/ 2014 với bài: “Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu” có đoạn: “Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành… bà xin đi theo để hộ giá. Khi… đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn)… Chế Bồng Nga… lập mưu trá hàng… sau đó bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm… Bích Châu… trúng tên độc và từ trần vào đêm 11 rạng ngày 12/ 02 âm lịch năm 1377. Ba ngày sau… vua băng hà…”, Bà mất mới 20 tuổi vua 41 tuổi. Đoàn thuyền chở thi hài vợ chồng vua và tàn quân về Thăng Long, khi đến biển Kỳ Lợi (Kỳ Anh) vì mưa to gió lớn phải dừng lại đưa lên bờ dựng nhà làm tang lễ (nay ở đây có đền thờ); xong việc thi hài vua di chuyển đường bộ còn vợ tiếp tục đường biển, thuyền đến ngang xã Kỳ Ninh gặp gió mùa đông bắc sóng lớn đẩy dạt vào bờ đành phải an táng Bà (có vài chuyện về bà Hải mang tính huyền thoại không viết ở đây). Triều đình cho lập đền thờ cạnh ngôi mộ, thường gọi là “đền bà Hải” (vì quê Bà ở Hải Hậu, Nam Định để tránh tên húy); dân tôn thờ coi Bà là Thánh mẫu một vùng hàng năm nhiều người đến đền thờ lễ bái Bà, đền thờ Bà là di tích lịch sử cấp Quốc gia (cách QL 1A 8 Km).

-(18*) Nhà hậu Trần có 2 vua: Giản Định Đế (vua thứ 13) lên ngôi tại Ninh Bình bị Trương Phụ bắt giết, giữ ngôi 2 năm (1407 – 1409). Trùng Quang Đế (vua thứ 14) chạy vào Nghệ An sau chuyển vào xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh; tại xã Yên Hồ (xã có đền thờ Nguyễn Biểu) ông cho xây dựng kinh đô Bình Hồ, chiêu binh mãi mã, tuyển mộ hào kiệt và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế ngày 17/ 3/ 1409 âm lịch; ở đây 4 năm (1409 – 1413) rồi vào Thừa Thiên- Huế… bị Trương Phụ bắt tại Thừa Thiên- Huế đưa xuống thuyền về Tr Quốc nhưng đến cửa biển Cửa Hội (hoặc sông Lam đoạn gần cửa biển) ông nhảy xuống nước tự vẫn ngày 9/ 5/ 1414 âm lịch khoảng 25 tuổi, giữ ngôi 5 năm (1409 – 1414); lăng mộ và đền thờ tại xã Hưng Lộc, TP Vinh.

Nguyễn Biểu (quê Yên Hồ, Đức Thọ) chức danh “Điện tiền ngự sử” làm tướng nhưng giỏi cả văn thơ, được Trùng Quang Đế cử “đi sứ” đến trại Trương Phụ ở núi Lam Thành để cầu phong và điều đình giảng hòa thực hiện kế hoãn binh… Tr Phụ dọn cỗ đầu người ép Nguyễn Biểu ăn, sau đó trói vào cột cầu (một nhánh sông Lam) thủy triều lên chết ngạt ngày 1/ 7/ 1413 âm lịch lúc khoảng 63 tuổi, đền thờ ông ở Yên Hồ, Đức Thọ và Nghệ An có từ thời nhà Lê.

-(21*) Từ xã Thọ Thành đến Trung Lễ 80 km không xa nhưng vì sao 3 bố con cụ Như mất liên lạc với quê nhà, không cho biết quê ở đâu, vì sao bỏ chữ “Đăng” tên lót ?… đó là điều bí ẩn! Cho đến năm 2001 ông Trần Lê Xuân (đời 13, phái 3) tìm được gốc tích kết thúc gần 400 năm “không rõ nguồn gốc”. Cụ Như tạ thế do tuổi già an táng nơi cánh đồng Bùi Xá, 2 con cụ Như phần mộ ở cánh đồng xã Đức Thủy; đời thứ 3, cả 2 anh em Trần Triều và Trần Đình chôn ở cánh đồng xã Đức Xá và Đức Nhân… năm 1968 cải táng đưa về nghĩa trang Bà Lớn Trung Lễ.

-(22*) Thời phong kiến họ Trần Lê đã có tôn đồ, thế phả, phả ký và sổ trường sinh ghi chép tương đối đầy đủ từ đời thứ nhất (Tr Như) đến đời thứ 11 viết bằng chữ Hán (chữ Nho). Năm 1965 biên soạn lại Gia phả lần thứ nhất, lúc đó cụ Trần Thiện Kế (cụ giáo Ngụ) đời thứ 11 là thầy đồ nho uyên thâm người thôn Trung Nam đã sưu tầm và dịch sang chữ Quốc ngữ gửi cụ Lê Thước (đời thứ 11) làm việc tại Hà Nội, cụ Thước cùng dịch lại có bổ sung một số con cháu đến đời 14 với sự góp ý các bậc cao niên, hoàn thành năm 1970. Năm 1978 chỉnh lý Gia phả lần thứ nhất, năm 2002 chỉnh lý lần thứ 2, năm 2006 chỉnh lý lần thứ 3, năm 2016 chỉnh lý lần thứ 4.

Năm 2012 ông Trần Văn Hòe đời 13 lập website; năm 2020 ông Trần Quốc Thiều đời 14 lập website đưa một số thông tin, Gia phả của Họ lên mạng trong đó có bài: “Dòng họ hiển hách…” và một số bài thơ, tiểu luận về lịch sử truyền thống dòng Họ của tác giả Trần Điện Năng đời 14.

II- Trực hệ của cụ Trần Đăng Như (Trần Như) 21, 20 hay 17 đời ?

Hiện nay trực hệ các đời từ cụ Trần Kinh đến Trần Nguyên Hãn có tài liệu viết là 11, có nơi 12 nguyên nhân là do căn cứ vào tài liệu gốc không chính xác, hoặc do tam sao thất bản và Trực hệ từ Trần Kinh đến Trần Đăng Như thủy Tổ của họ Trần Lê cũng khác nhau: theo quyển Gia phả của họ Trần Lê chỉnh lý năm 2016 thống kê cụ Trần Như đời thứ 21: Đời thứ nhất- Trần Kinh, 2- Tr Hấp, 3- Tr Lý, 4- Tr Thừa, 5- Trần Cảnh (tên húy là Tr Bồ), 6- Tr Quang Khải, 7- Tr Đạo Tái, 8- Tr Văn Bích, 9- Tr Nguyên Đán, 10- Tr Thúc Quỳnh, 11- Tr Nguyên Án (Tr Án), 12- Tr Nguyên Hãn, 13- Tr Pháp Độ, 14- Tr Thiện Tính (hiệu là Chân Thường, húy là Trần Khương), 15- Tr Chân Tính (hiệu là Huyền Thông), 16- Tr Thiện Hạnh, 17- Tr Huệ Hương, 18- Tr Huệ Minh, 19- Tr Yết Tâm (tức là Trần Thiện Tâm), 20- Tr Minh Triết, 21- Tr Đăng Như.

Biên bản công nhận dòng họ Trần Lê đại tôn ngày 23/ 8/ 2002 xác định cụ Trần Như đời thứ 17 lập thành 6 bản và coi như văn bản “Pháp lý” để cho cả 4 Chi họ Trần thực hiện. Đối chiếu với bản 21 đời tăng thêm 4 cụ: giữa Tr Nguyên Đán với Tr Nguyên Án thêm Tr Thúc Quỳnh; giữa Tr Chân Tính với Tr Yết Tâm thêm Tr Thiện Hạnh, Tr Huệ Hương, Tr Huệ Minh.

Trong bài “Thân thế, sự nghiệp Đức Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn” đăng trên website của Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam copy lại 1 số đoạn: “Trước họa tru diệt huyết thống… Trần Nguyên Đán… phải cho con trai là Trần Án cùng con dâu Lê Thị Hoàn đang mang thai… từ Chí Linh lên làng Quan Tử… Trần Án… gọi… Trần Thúc Quỳnh là anh… Theo Trần gia ngọc phả lưu trữ tại viện Hán Nôm ký hiệu A 2046 thì … Trần Thúc Quỳnh có con là… Trần Thuần Đức hiện nay là tổ của một dòng họ ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Trần gia ngọc phả viết: Trần Thuần Đức sinh ra… tiếp nối 19 đời không có ai là Trần Nguyên Hãn… Trần Thuần Đức không đi Sơn Đông và không đổi tên là Trần Án”, thế nên Tr Thúc Quỳnh là anh trai chứ không phải là bố của Trần Án (Tr Nguyên Án).

Trong bài “Một số tư liệu lịch sử về dòng họ Tr Nguyên Hãn” đăng trên website của Ban Liên lạc có đoạn: “Trần Nguyên Hãn là con Trần Án, cháu nội của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán”; như vậy đã khẳng định không có Tr Thúc Quỳnh trong trực hệ, Tr Nguyên Hãn là đời 11 chứ không phải đời 12 như vài họ tộc sưu tầm và một số tài liệu không chính thống đưa tin.

Xác định cụ Trần Như đời thứ mấy là việc rất hệ trọng vì liên quan tới Chi họ ở 4 xã: Trung Lễ, Diễn Xuân, Thọ Thành, Mã Thành. Từ phân tích trên trực hệ cụ Trần Như không phải 21 đời mà là 20 đời, nhưng dẫu chọn số nào mà khác 17 đời đều phải có Biên bản thống nhất và có các thành viên như trong Biên bản 23/ 8/ 2002 để kiểm tra thẩm định, ký xác nhận. Khi chưa có văn bản mới thì vẫn “theo phả tộc Trần Việt Nam cụ Trần Đăng Như là đời thứ 17”.

III – Trần Pháp Độ: sinh năm 1424 (1421?), quy tiên năm 1509, thọ 85 tuổi; con thứ 3 (có sách viết con thứ 5) của Trần Nguyên Hãn, là một đồng tử được cứu tại bến Đông Hồ sông Lô. Năm 1429 sau khi Tr Ng Hãn tự vẫn, ông và mẹ bị Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ) bắt về quản thúc tại Thăng Long. Năm 1454 (26 năm sau) vua Lê Nhân Tông (cháu Lê Lợi) đại xá minh oan cho Tr Ng Hãn và tha cho vợ con ông. Tr Pháp Độ được Lê Nhân Tông mời vào triều làm quan giữ chức “Thiết chế lễ Tướng công” chuyên trông coi lễ nghi, kỷ cương trong triều. Tr Pháp Độ có 3 người con trai (đời 13) có tài liệu viết 4 con:

– Con trưởng Trần Công Sủng, sinh năm 1467, các chi họ và hậu duệ hiện nay ở các xã phía Nam huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa và các xã phía Bắc Quỳnh Lưu, Nghệ An.

– Con thứ 2 là Tr Đạo Tín, sinh năm 1472 các chi họ ở Hậu Lộc – Thanh Hóa và Nghệ An.

– Con thứ ba là Tr Thiện Tính (hiệu Chân Thường, húy Trần Khương) sinh năm 1475 lập nghiệp tại Yên Thành, Nghệ An; mộ cụ ở Văn Thành, Yên hành, Nghệ An.

Tr Thiện Tính sinh ra 3 trai: Tr Chân Tịch (hiệu là Huyền Nghiêm, húy Phúc Quảng), Tr Chân Tính (hiệu Huyền Thông, lấy 2 vợ sinh 11 người con trai, mộ cụ tại Diễn Lâm), Tr Chân Thiên (hiệu Huyền Linh, húy Sinh Thiên, giỏi địa lý phong thủy); đời sau một số chuyển vào Thanh Chương (Nghệ An), Can Lộc, Đức Thọ (Hà tĩnh) và các tỉnh phía Nam.

Năm 1470 dưới triều Lê Thánh Tông, Tr Pháp Độ xin hưu quan đưa vợ và 3 con về Tống Sơn (nay thuộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa); 6 năm sau cho vợ và Tr Đạo Tín ở lại Tống Sơn, còn cụ cùng với 2 con là Trần Công Sủng và Trần Thiện Tính vào Nghệ An, sau khi ổn định cụ với Tr Công Sủng trở ra xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Ở Thanh Hóa được vài năm, cụ trở vào với con út Thiện Tính khai hoang, truyền bá việc học và đạo làm người… lập xứ Nương Mao gồm các xã Vĩnh Thành, Nhân Thành, Hợp Thành thuộc huyện Yên Thành và một số xã của Diễn Châu giáp với Yên Thành…

Đến thời vua Lê Hy Tông (1675- 1705) cho xây đền thờ cụ Pháp Độ và cấp công điền tế tự; các Triều đại sau ban tặng cụ “Thượng Thượng đẳng thần” với nhiều đạo sắc phong, là Thành Hoàng bản xứ. Đền thờ Tướng công Tr Pháp Độ tại xã Diễn Thắng được nhà nước cấp bằng Di tích lịch sử, nhưng mộ cụ lại ở xã Nhân Thành cho nên tại xã này cũng có nhà thờ cụ. Tr Pháp Độ là Thủy tổ họ Trần vùng Thanh Nghệ Tĩnh và Quảng Ngãi… Cụ có những hậu duệ ưu tú như: Tổng bí thư Trần Phú (quê Hà Tĩnh), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (quê Quảng Ngãi)…

IV- Chi họ Lê Công và nhà thờ Lê Dụ? Câu chuyện bắt đầu từ ông Trần Đôn Cung (đời thứ 6, Phái 6), ông Cung lấy 2 vợ là người cùng xã; vợ đầu sinh 2 trai khai sinh họ Trần, cháu chắt của anh đầu đến đời thứ 10 không có con nhận Tr Trọng Đạt- đời 11 (bố Tr Văn Bá) về nuôi… Vợ 2 tên là Lê Thị Thiều, bà Thiều sinh con trai được vài tháng thì ông Cung qua đời, bà đem con về bên ngoại nhờ nuôi đặt tên là Lê Công Tuần (7); các đời sau có: Lê Công Phó (8), Lê Dụ (9), Lê Trọng Liệu (10), Lê Thước (11), Lê Thiệu Huy (12)… Trở thành Chi họ Lê Công có nhà thờ riêng (xây dựng lại toàn bộ năm 2019) ở trong xã mang tên Lê Dụ, đến đời 13 có Lê Công Hóa (con là Lê Công Đức) làm Tộc trưởng Chi họ này ?… Bà Thiều tái giá lấy người họ Nguyễn cùng xã sinh một trai rồi cũng chồng chết đem con nhờ ngoại nuôi để lấy chồng tiếp (3 chồng); người con trai đó khai sinh họ Lê nhưng đời sau đổi lại họ Nguyễn sinh ra dòng dõi cố cháu Lù, nay có Nguyễn Hữu Thọ (thôn Trung Nam) làm Chủ tịch xã là một trong các hậu duệ của cụ.

Thời Hồ Quý Ly và Lê Lợi… người họ Trần bị truy sát phiêu bạt tứ phương, nhiều người đổi sang họ: Mai, Đặng, Đào, Cao, Bùi, Quách, Trịnh… nhưng việc đổi sang Lê Công vì lý do khác.

V- Lê Thiệu Huy: là đời thứ 12 của cụ Trần Như trong gia đình khoa bảng, có bố là Lê Thước (đời 11) đậu Giải nguyên giỏi chữ Hán, nôm, Pháp; là nhà giáo dục, nhà biên khảo Hán-Việt, hiệu đính truyện Kiều bất hủ và chí sĩ cách mạng; có cụ cố Lê Dụ (đời thứ 9) là Khâm sai đại thần triều đình Huế được vua Tự Đức tặng nhiều sắc phong; có can Lê Công Phó (đời thứ 8) phẩm hàm “Quang lộc tự khanh”. Lê Thiệu Huy có trí tuệ siêu phàm, thông thạo nhiều thứ tiếng… xứng danh thần đồng Đông Dương đỗ thủ khoa 3 bằng cử nhân Pháp cấp, các nhà khoa học lừng danh phải khâm phục; được Pháp mời đi du học với học bổng toàn phần nhưng ông chọn con đường cách mạng… Giữ chức Tham mưu trưởng liên quân Việt – Lào, trong lúc làm nhiệm vụ đã xả thân bảo vệ Hoàng thân Xu Pha Nu Vông vượt qua sông Khóng (một nhánh của sông Mê Kông) hy sinh lúc 26 tuổi (1921- 1946) khi tài năng, uy tín, sự nghiệp đang phát triển.

VI Trần Hưng Đạo (THĐ) diệt trừ âm binh, tà ma, quỷ dữ: THĐ là con An sinh vương Trần Liễu, sinh năm 1228 tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định; mất (chết già) 20/ 8 âm lịch năm 1300 Ngài hóa Thánh hỏa táng bỏ tro cốt vào trong bình đồng chôn dưới đất lấp bằng trồng cây lên đề phòng giặc và quân phiến loạn, nơi chôn đến nay chưa biết có thể trong vườn An Lạc thuộc Côn Sơn – Kiếp Bạc (nay thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) thọ 72 tuổi.

Lần chống giặc Nguyên lần 2 ông viết bài “Hịch tướng sĩ” và “Binh thư yếu lược” để khích lệ và luyện quân. THĐ và 4 con trai đều là tướng đánh giặc Nguyên, năm 1288 đánh xong giặc lần 3 ông trở về Thái ấp Vạn Kiếp (Hải Dương) vui thú trang viên chăm sóc vườn thuốc quý…

Ông là bậc Thánh nhân quân tử đã vì nước vì dân, được dân kính trọng tôn thờ gọi là “Đức thánh Trần”. Hiện nay dân ta đang phụng thờ 3 thánh người thật: Tr Hưng Đạo, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp; ngoài ra còn thờ Thánh tâm linh như: Thánh Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Tản Viên Sơn Thánh (Ba Vì, Hà Nội) và các Thánh Mẫu: Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Phủ Dầy, Nam Định), Thánh Mẫu YA Na hay nữ thần Po Nagar (tháp Chàm, Nha Trang), Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen, Tây Ninh), Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang)…

Truyền thuyết về Đức thánh Trần thần thông biến hóa, hiển linh cứu nạn, diệt trừ âm binh, tà ma, quỷ dữ trong đó có tướng giặc Phạm Nhan. Có nhiều cách kể khác nhau tóm tắt như sau: Xưa có người đàn ông quê ở Quảng Đông, Trung Quốc sang Việt Nam buôn bán lấy vợ tại phường Hưng Đạo, Đông Triều, Quảng Ninh sinh con trai đặt tên Nguyễn Bá Linh, lớn lên về nước đặt tên chữ Phạm Nhan (PN) thi đỗ làm quan rồi gia nhập quân triều đình nhà Nguyên; PN giỏi bùa phép, tà thuật và ham mê thiếu nữ đàn bà đến mức quái đản. Trong cuộc xâm lược lần thứ 2, vua Hốt Tất Liệt sai Thái tử Thoát Hoan thống lĩnh 50 vạn quân Nguyên và PN chỉ huy một cánh quân đánh vào Đại Việt, PN có hình dáng kỳ quái mặt chuột, tai dơi, mắt lươn ty hý, ngồi trên lưng ngựa tay cầm kiếm, đầu để trần tóc dài trắng xỏa xuống như một đạo sĩ… Đợt đầu đánh nhau với quân THĐ khi 2 bên dàn trận xong thì PN tay bắt quyết, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú; trời đang trong xanh bỗng mây đen kéo đến che không gian tối đen, trên không trung dội xuống muôn vàn tiếng hò reo chói tai của âm binh thiên tướng và gạch đá ném xuống quân ta tới tấp; đồng thời PN dùng tà thuật tay vung ra một nắm hạt đỗ tức khắc biến thành vài trăm chiến binh khổng lồ đầu trâu mình đồng da sắt, mặt mày dỡ tợn, tay cầm khí giới lừng lững tiến lên phía trước che chắn cho đoàn quân phía sau; cung tên của quân THĐ nhọn sắc nhưng bắn không thủng, chém không đứt… THĐ đã biết thuật đó nhưng vì bất ngờ nên phải cho lui binh; ngày hôm sau THĐ cho quân chuẩn bị máu chó trộn với cứt, nước đái hôi thối rồi tẩm vào rất nhiều mũi tên… Lần này THĐ đem quân đến đánh, PN hùng hổ nhảy lên ngựa nghênh chiến, tay cầm kiếm dàn trận gióng trống phất cờ rồi đọc thần chú và trời lại tối đen, âm binh lại xuất hiện; quân lính của THĐ bắn rất nhiều mũi tên bẩn lên trời xua tan đám mây đen và bắn vào hàng quân của PN; thiên tướng biến mất làm rơi xuống đất rất nhiều giấy vụn, giẻ rách đủ màu. Quân PN rối loạn, quân của THĐ thừa thắng xông lên bắt được PN lấy dây trói lại, nhưng nó tự thu nhỏ người tàng hình biến mất. Trận tiếp vẫn bắt được PN, rút kinh nghiệm phải chém đầu ngay nhưng đầu rơi xuống đất máu không chảy rổi tự bay lại nối liền vào cổ… thu người rồi trốn.

THĐ biết rằng khó bắt PN để xử tử cho nên đã vận động nhân dân vùng quanh đó điều tra tìm hiểu, may nhờ có bà lão bán hàng quán đã khôn khéo chuốc rượu gợi chuyện để moi tin từ những tướng thân cận của PN mới biết được cách phá ma thuật của PN. Phải dùng dây ngũ sắc trói thì mới không thu người nhỏ lại; dùng cứt gà sáp, bồ hóng, ớt cay và vôi tôi trộn với nhau bôi vào kiếm để chém thì đầu không mọc lại được… quả nhiên lần này bắt trói và chém PN ra thành nhiều khúc, đầu vừa rơi xuống thì đàn chó nhảy chồm vào kéo ra nơi khác cắn nát; xác của PN vứt xuống nước biến thành đỉa, vứt vào rừng biến thành vắt, vứt trên đất liền thì biến thành muỗi hút máu; ngoài ra hồn ma của nó biến thành quỷ bay lơ lửng trong không gian tìm phụ nữ hành kinh, băng huyết, hậu sản để hút máu; trước năm 1965 nhiều nơi gia đình có phụ nữ sinh đẻ thường treo gai bồ kết, gai mây… ngoài cửa cổng, trước cửa buồng, đồng thời tới đền hoặc điện thờ Đức thánh Trần xin lá bùa về trấn yểm…Ngày nay, đền thờ và tượng đài THĐ có ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam.

VII- Câu chuyện mộ táng vào nơi phát đế vương

Nhiều huyền tích viết khác nhau về tên và quê quán thầy địa lý là Trung Quốc hay Việt Nam? di dời mộ Trần Tự Mai (ở Quảng Ninh) hay Trần Kinh (ở Nam Định) về Thái Bình?… Sơ lược lại như sau: Có người tên là Đoàn Thông (ĐT) giỏi phong thủy địa lý và thông thạo chiêm tinh chuyên đi tìm đất phong thủy cho các nhà giàu; khi đến vùng xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình thấy có một gò hỏa tinh nổi trên mặt nước, chung quanh có nhiều gò nhỏ quần tụ chầu vào gò lớn; quan sát kỹ thấy linh khí từ gò hỏa tinh bốc lên ngùn ngụt. Bấy giờ, ở gần đấy có người giàu tên là Nguyễn Cố (NC) muốn tìm đất đặt mộ, biết được ý định đó ĐT tìm vào nhà NC hỏi chuyện, Nguyễn Cố mở tiệc thiết đãi tử tế và mời thầy ở lại vài ngày. Thầy đã bày cho NC dời mộ tổ tiên đến táng vào gò Hỏa Tinh và quả quyết rằng chỉ một thời gian ngắn nhất định gia tộc NC sẽ phát không làm vua thì cũng nhất phẩm triều đình; khi thành đạt, giàu sang ông mới tính chuyện lấy tiền… Ba năm sau Đoàn Thông trở lại ngỡ ngàng trước nhiều thay đổi khác lạ về quyền chức, địa vị, gia cảnh nhà Nguyễn Cố giàu có bề thế; sự xuất hiện của thầy địa làm cho vợ chồng Nguyễn Cố phát sinh ý xấu không muốn trả khoản tiền hậu tạ như trước đây đã cam kết. Tối ấy Nguyễn Cố mở tiệc khoản đãi chuốc rượu cho thầy uống say chí tử, trói lại rồi nhốt vào cái rọ tre thả trôi sông nhưng mệnh thầy chưa dứt. Hôm ấy nước thủy triều đang xuống Trần Hấp đánh cá chống thuyền tình cờ qua bãi nổi, thấy chiếc rọ tre trôi dạt vào cồn cát cùng lúc lại nghe tiếng người kêu cứu, ông vội cho thuyền đến. Trong rọ một người đàn ông khoảng 50 tuổi bị trói sắp chết lạnh, Trần Hấp tìm cách cứu người rồi đưa về nhà thuốc thang cơm cháo…

Để trả ơn cứu mạng, sau một lát bắt quyết tính quẻ và nhìn thiên văn thầy mới hiến cho Trần Hấp một kế và dặn rằng: vào đêm của ngày, tháng… (cách 5 tháng sau) sẽ có mưa to gió lớn, sấm sét nổi lên, ông ra ngay mộ cha Nguyễn Cố rạch mấy đường ngang dọc rồi lấy máu chó đổ xuống, khi mưa tạnh chắc chắn NC ra xem thấy vậy sẽ khiếp sợ dời mộ ngay, sau đó ông đưa mộ tổ tiên đến táng vào chỗ đó, gia tộc nhất định sẽ phát triển thịnh vượng lưu danh muôn thuở; đồng thời thầy lại đến nhà Nguyễn Cố trong một buổi chiều u ám, Nguyễn Cố thấy ông xuất hiện cứ tưởng hồn ma sợ hãi sụp lạy xin tha mạng; thầy địa nói với Nguyễn Cố, số tôi có trời phù hộ không thể chết được; mấy năm trước tôi khuyên ông táng mộ cha vào gò Hỏa Tinh vội quá nên chưa bày hết thuật nay đến cốt chỉ bày tiếp để được ứng nghiệm nhưng ông đã phản thầy giết người quỵt nợ sự nghiệp mới tạo dựng sẽ nhanh tiêu tan, muốn bình yên thì ông phải thành tâm nghe ta nói đây: vào ngày nọ tháng kia… (giống như đã nói với Tr Hấp) trời nổi giông tố, khi mưa lặng gió dừng ông ra mộ cha mà thấy nứt nẻ, máu chảy đỏ dòng thì phải dời mộ ngay, để chậm không những mình ông mà cả vợ con, nội thân dòng tộc cũng bị tai họa lớn… Nguyễn Cố không dám làm sai, rồi sự việc diễn ra đúng như lời thầy đã sắp đặt cho cả 2 bên.

Trong bài “Tìm hiểu về gốc tích họ Trần” viết: Tr Hấp chuyển hài cốt ông nội (Tr Tự Mai) từ Đông Triều, Quảng Ninh về mật táng tại gò cát địa Hỏa Tinh tại hương Đa Cương, phủ Long Hưng; làng Lưu Xá, xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình; đồng thời chuyển cả gia đình và bố (Tr Kinh còn sống) từ Nam Định sang ThBình (tài liệu khác thì viết chuyển mộ cụ Trần Kinh…).

Nhờ hồng phúc lớn, từ khi Trần Hấp táng hài cốt tổ tiên vào nơi đất phát vương thì vài năm sau Trần Lý (con Trần Hấp) giàu có nổi tiếng khắp vùng, đến đời con của Trần Lý có Trần Thị Dung làm Hoàng hậu và Trần Thừa cùng các em đều làm quan; đời con của Trần Thừa có Trần Cảnh (tên húy là Trần Bồ) lên ngôi vua rồi Trần Thừa lên làm Thái thượng hoàng sau đó là Trần Thái tổ (cụ Tổ của các vua nhà Trần)… ngôi báu nối truyền kế vị được 12 đời, có tất cả 14 vua.

VIII –  Tài liệu tham khảo

– Sách “Các triều đại Việt Nam” của 2 tác giả Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng tái bản lần thứ 2, in tại nhà xuất bản Thanh niên năm 1995.

– Sách “Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam” của Hà Văn Thu – Trần Hồng Đức, in năm 2007.

– Cổng thông tin dòng họ Tr Nguyên Hãn có các bài: Tìm hiểu về gốc tích họ Trần (nội dung có: cương vực nước Xích Quỷ, các đời từ Tr Tự Minh đến Tr Kinh…). Họ Trần và nguyên tổ Hoàng đế triều Trần. Chương túc quốc thượng hầu Đại tư đồ Tr Ng Đán. Thân thế sự nghiệp Đức tả tướng quốc Tr Nguyên Hãn. Một số tư liệu lịch sử về dòng họ Tr Ng Hãn. Sự hình thành, phát triển và hoạt động của họ Tr Ng Hãn Thanh Nghệ Tĩnh. Sơ đồ Phả hệ Thủy tổ Trần tộc (trên trang mạng đã tạm xóa vào cuối năm 2019 để hoàn chỉnh thêm)…

– Tập san “Khí phách Rừng thần” của Ban LL dòng họ Tr Nguyên Hãn Việt Nam, số 5/ 2016 có bài: “Thân thế Thống quốc Thái sư Tr Thủ Độ” và “Lời bạt của một quyển sách”.

– Biên bản công nhận dòng họ Trần Lê đại tôn ngày 23/ 8/ 2002.

– Gia phả họ Trần Lê đại tôn. 3 bài viết của ông Trần Trúc Ngân về: Cụ Lê Ninh anh hùng bất tử, Người họ Trần trên đất Trung Lễ, Trung Lễ anh hùng (chuyện thơ gần 800 câu song thất lục bát) và một số sách vở tài liệu khác…
[dflip id=”19973″ ][/dflip]
HẾT.

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,100Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles