Cụ LÊ SÀ đời thứ 10 – Phái Trần Đôn Cung là Con cụ Lê Dụ với bà vợ thứ ba là Cụ Nguyễn Thị Tuân; sinh năm Nhâm Thân (1872) tại tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam (lúc đó Can Khâm- Lê Dụ làm Tuần phủ Nam Ngãi) lên 3 tuổi Can Khâm mất, Cụ cùng mẹ và anh trai là Lê Trọng Liệu đi theo linh cữu về quê cha tức là làng Trung Lễ, phủ Đức Thọ Hà Tĩnh. Gặp thời giặc dã lọan lạc Cụ vừa đi học vừa đi dạy để trợ túc. Ngoài 20 tuổi ông vào Kinh đô Huế học tại trường Quốc Tử Giám. Năm 1903 thi hương trường Thừa Thiên ông đậu Tú Tài.
Phả đồ gia đình cụ Sà
Cụ Lê Mạnh Bính sinh năm Giáp Ngọ 1894. là con trai đầu của cụ Lê Sà (Cụ Thị Em hay Thị Bang) mẹ là cụ Lê Thị Đôi.
Ảnh cụ Lê Mạnh Bính
Lúc nhỏ ông cụ vào Huế học chữ Hán với cha, năm 1908 học chữ Pháp với cụ Lê Thước. Năm 1913 theo cha ra học trường Pháp Việt Thanh Hóa, năm sau đậu bằng Sơ học Pháp Viêt rồi vào học Cao tiểu học trường Quốc học Huế. Năm 1918 Ông đậu bằng tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học đươc bổ làm trợ giáo trường Pháp Việt Vinh, sau đổi vào làm Hiệu trưởng trường Pháp Việt Lê Thủy Quảng Bình. Năm 1932 ông được bổ làm Kiểm học tỉnh Ninh Thuận. Năm 1945 sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân cụ Thân sinh là Lê Sà ốm nặng ông về quê nhà chăm sóc. Đến ngày 10 tháng giêng năm Bính tuất (11/2/1946) cụ Thân sinh tạ thế; Ông Bính không thể trở vào Phan Rang với gia đình vợ con phải lưu lại quê nhà tham gia kháng chiến chống Pháp. 1948-1954 Làm Hiệu trưởng trường phổ thông cấp 2 Lê Ninh xã Đức Thủy, H Đức Thọ. Tháng 3/1955 vào Nam với vợ con. Số nhà 4 đường Hùng Vương Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa.
Ông Bính có 6 người con: 4 trai và 2 gái trong đó có 1 người con là liệt sỹ là Lê Trần Thái. Hiện liệt sỹ Lê Trần Thái đang yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ TP Đà Lạt – Lâm Đồng.
Mộ liệt sỹ Lê Trần Thái
Ngôi nhà của gia đình ông Lê Mạnh Bính tại thôn 7 ( nay là thôn Trung Khánh – Xã lâm Trung Thủy ). Sau này gia đình ông không còn ở nữa thì chính quyền xã đã tạm thời dùng vào việc làm Hội trường của xã và là trường học của thời kỳ trước. Tuy bây giờ chính quyền không làm Hội trường nữa nhưng ngôi nhà đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử nhưng ngôi nhà vẫn đang còn bền vững.
Cổng chính thời kỳ trước 1998
Còn sau đây là giai đoạn hiện nay:
Cổng chính sau này
Bài viết: Ông Lê Dĩnh Tuấn – Đời 12 – Phái Trần Đôn Cung ( Phái 6 ) cùng với lời kể của một số người con xã Trung Lễ.
Hình ảnh: Ông Trần Quốc Thiều – Đời 14 – Phái Trần Đôn Loại ( Phái 3 )