spot_img

Một số sai sót về lịch sử Họ Trần và Họ Trần Lê Đại Tôn

A- VÀI ĐIỀU LƯU Ý
– Ngày 01/01/2020 sáp nhập 3 xã Đức Lâm, Trung Lễ, Đức Thủy gọi là xã Lâm Trung Thủy (3 xã này thời Phong Kiến và Pháp thuộc đã nhập vào và tách ra nhiều lần).
– Năm 2001 ông Trần Lê Xuân (đời 13, phái 3) tìm được gốc tích cụ thủy tổ Trần Đăng Như, kết thúc gần 400 năm “không rõ nguồn gốc…” nhờ sự kiện này mới có cơ sở cho Biên bản công nhận dòng họ Trần Lê đại tôn ngày 23/ 8/ 2002…

– Mộ cụ Trần Pháp Độ (con của Trần Nguyên Hãn), thủy Tổ họ Trần vùng Thanh Nghệ Tĩnh- Quảng Ngãi ở xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
– Trần Thiện Tính hiệu là Chân Thường, húy Trần Khương (con của Trần Pháp Độ); mộ ở Văn Thành, Yên Thành, Nghệ An; có đền thờ ở Diễn Hồng. Cụ Tính sinh 3 trai: Trần Chân Tịch (hiệu Huyền Nghiêm, húy Phúc Quảng), Trần Chân Tính (Huyền Thông), Trần Chân Thiên (hiệu Huyền Linh, húy Sinh Thiên).
– Trần Chân Tính hiệu Huyền Thông (con của Trần Thiện Tính), mộ cụ Huyền Thông tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trần Huyền Thông là cố nội – cụ 4 đời của Trần Đăng Như (theo Biên bản công nhận dòng họ ngày 23/ 8/ 2002).
– Mộ cụ Trần Đăng Như tại dăm Bụt Nguyền, giữa cánh đồng xã Bùi Xá (nay gọi là xã Bùi La Nhân), Đức Thọ, Hà Tĩnh (phía tây- tây bắc xã Trung Lễ).
– Cụ Trần Khắc Liễu: con trai thứ 2 ở xã Diễn Xuân, Diễn Châu và có nhà thờ cụ Liễu.
– Cụ Trần Liễu Ngộ: con trai thứ 3 ở Thọ Thành, Yên Thành; có nhà thờ cụ Ngộ đồng thời thờ ông nội Trần Yết Tâm (tức là Trần Thiện Tâm, có tên hiệu là Trang Chính Công, sau khi mất được tôn danh hiệu Trung đẳng thần và Thành hoàng làng).
– Cụ Trần Thế Lộc: con trai thứ tư ở xã Mã Thành, Yên Thành; nhà thờ cụ Lộc thờ chung với bố là Trần Minh Triết.
B- VÌ SAO CÓ SỰ KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG VIẾT VỀ LỊCH SỬ HỌ TRẦN
Hiện nay trên các trang website và mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết, nhiều tổ chức tự nguyện mang tên họ Trần Việt Nam hoặc tương tự đều có mục đích là động viên, đoàn kết, phát triển văn hóa dòng họ không mang tính chất chính trị… Đa số Tổ chức đã hoạt động tích cực, ý nghĩa nhưng vài Tổ chức có thành lập mà không hoạt động, hoặc chỉ là danh hảo không chỉ đạo để cho chủ trang mạng tự đăng một số bài thành rao vặt, nhảm nhí,
thậm chí nói xấu làm mất đoàn kết, dưa tin sai sự thật, sai nội dung lịch sử… Sở dĩ nội dung và số liệu sai khác nhau là do sao chép từ tài liệu gốc khác nhau, do sai sót, nhầm lẫn hoặc ý đồ cá nhân. Vậy nên, người đọc nếu không phân biệt tổ chức nào là trách nhiệm uy tín, tài liệu nào là chính thống có đầy đủ căn cứ sẽ dễ bị hiểu nhầm hoang mang với tin thất thiệt. Tôi chỉ là người say mê tìm hiểu đã lựa chọn tài liệu rồi khái quát và viết lại trung thực để cung cấp cho mọi người tham khảo hiểu thêm về nội dung vài sự việc sau:
– Cụ Trần Kinh (Trần Quốc Kinh, Trần Tự Kinh) sinh ra ở Trung Quốc hay tại Việt Nam?: Tài liệu chính thống của Ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam viết gốc tích nhà Trần là Trần Tự Minh từ Trung Quốc sang định cư ở Kinh Bắc (Bắc Ninh) hơn một ngàn năm, sau chuyển về Quảng Ninh, rồi Trần Quốc Kinh (Trần Tự Kinh, Trần Kinh) sinh ra ở 2 Quảng Ninh… Tài liệu không chính thống viết Trần Kinh từ Trung Quốc sang Quảng Ninh.
– Việc chuyển mộ Tổ đến Thái Bình là từ Quảng Ninh hay Nam Định?: tài liệu của Ban liên lạc  viết lúc đó Trần Kinh vẫn còn sống, Trần Hấp (con Trần Kinh) đến Đông Triều (Quảng Ninh) chuyển hài cốt ông nội Trần Tự Mai về Thái Bình; còn tài liệu khác thì viết lúc đó Trần Kinh đã mất, Trần Hấp chuyển hài cốt Trần Kinh từ Nam Định sang Thái Bình; đây là truyền thuyết cho nên nhiều chi tiết không có thật và nội dung khác nhau không quan trọng miễn là hợp lý.
– Bố của Trần Thủ Độ là ai? tài liệu của Ban liên lạc viết rằng Trần Lý là anh con bác của Trần Thủ Huy, Trần Thủ Huy là bố của Trần Thủ Độ và Trần Thủ Độ từ khi còn nhỏ ở với bác ruột Trần Lý; tài liệu khác viết Đại vương Trần Hoằng Nghị (tức là Trần Thủ Huy) là bố của Trần Thủ Độ, Trần Hoằng Nghị là tướng triều đình lấy 4 vợ đều có công với nước, đồng thời tại “đền nhà Ông” ở Thái Bình thờ Trần Hoằng Nghị lập lờ coi là cụ Tổ của họ Trần Việt Nam chứ không phải Trần Thừa (Trần Thái Tổ) con của Trần Lý và “danh nhân” Trần Hoằng Nghị định đưa vào sách giáo khoa cho học sinh học… Sự việc Trần Hoằng Nghị do Ban liên lạc  họ Trần Nguyên Hãn đấu tranh phản bác và các ngành chức năng Nhà nước xác định lại kết luận đó là vụ xuyên tạc lịch sử vì không có ai tên Trần Hoằng Nghị cho nên cũng không có 4 bà vợ.
– Trần Nguyên Hãn là đời thứ mấy tính từ cụ Trần Kinh?: một số tài liệu viết là đời 12, còn Ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn đã dùng những cứ liệu lịch sử để chứng minh là đời thứ 11, sai là do nhầm lẫn anh em viết là bố con, vì vậy trực hệ của cụ Trần Đăng Như không phải đời 21 mà là đời thứ 20, cụ thể như sau: Có nhiều tài liệu nhưng trước hết căn cứ vào 6 bài viết đăng trong tập san “Khí phách Rừng Thần” và trên website của Ban liên lạc dòng họ Trần Ng Hãn (cả 6 bài này nếu ai không có tập san thì dùng điện thoại mở google rồi gõ chữ tiêu đề của từng bài là ra):
1- Tìm hiểu về gốc tích họ Trần (biết được Tổ họ Trần Việt Nam là Trần Tự Minh từ tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc sang, quá trình khởi nghiệp của vương triều Trần…).
2- Họ Trần và nguyên tổ Hoàng đế triều Trần (biết được tên một số danh nhân, tên các bậc tiền bối của vua Trần và Trần Thủ Độ là cháu ruột, là con nuôi của Trần Lý…).
3- Thân thế, sự nghiệp Đức Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Copy lại có đoạn: “…Trước họa tru diệt… Trần Nguyên Đán… phải cho con trai là Trần Án cùng con dâu Lê Thị Hoàn đang mang thai… từ Chí Linh lên làng Quan Tử… Trần Án… gọi… Trần Thúc Quỳnh là anh… Theo Trần gia ngọc phả lưu trữ tại viện Hán Nôm ký hiệu A 2046 thì … Trần Thúc Quỳnh có con là… Trần Thuần Đức hiện nay là tổ của một dòng họ ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Trần gia ngọc phả viết: Trần Thuần Đức sinh ra… tiếp nối 19 đời không có ai là Trần Nguyên Hãn… Trần Thuần Đức không đi Sơn Đông và không đổi tên là Trần Án…”.
4- Một số tư liệu lịch sử về dòng họ Trần Nguyên Hãn, có đoạn: “Trần Nguyên Hãn là con Trần Án, cháu nội của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán”.
5- Tổ Trần Án thân sinh Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn là ai ?. Có đoạn: “… Như vậy chúng ta có thể tin chắc rằng ông Trần Nguyên Hãn là con ông Trần Án, là cháu nội cụ Trần Nguyên Đán, là con cô, con cậu với ông Nguyễn Trãi, và là cháu sáu đời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Quan hệ giữa Trần Nguyên Hãn với Trần Thuần Đức là anh em con chú, con bác. Không có chuyện ông Trần Nguyên Hãn là con ông Trần Thuần Đức đổi tên…”. Từ 5 tài liệu đó đã khẳng định Tr Nguyên Hãn đời thứ 11 và không có Trần Thúc Quỳnh trong trực hệ. 3
6- Biên bản công nhận dòng họ Trần Lê đại tôn ngày 23/ 8/ 2002. Xác định cụ Trần Như đời thứ 17 lập thành 6 bản và coi như văn bản “Pháp lý” để cho Chi họ Trần ở 4 xã: Trung Lễ, Diễn Xuân, Thọ Thành, Mã Thành thống nhất thực hiện.

* Hãy lần theo 6 dẫn chứng trên mỗi người tự thống kê lại sẽ có trực hệ từ cụ Trần Kinh đến Trần Đăng như là 17 đời, thứ tự như sau: Đời thứ nhất – Trần Kinh (Trần Quốc Kinh, Trần Tự Kinh), 2- Trần Hấp, 3- Trần Lý, 4- Trần Thừa, 5- Trần Cảnh (tên húy là Trần Bồ), 6- Trần Quang Khải, 7- Trần Đạo Tái, 8- Trần Văn Bích, 9- Trần Nguyên Đán, 10- Trần Nguyên Án (Trần Án), 11- Trần Nguyên Hãn, 12- Trần Pháp Độ, 13- Trần Thiện Tính (hiệu là Chân Thường, húy là Trần Khương), 14- Trần Chân Tính (hiệu là Huyền Thông), 15- Trần Yết Tâm (tức là Trần Thiện Tâm), 16- Trần Minh Triết, 17- Trần Đăng Như (Trần Như).
* Đối chiếu với bản 21 đời ghi trong gia phả của họ Trần Lê đại tôn, tăng thêm 4 cụ: giữa Trần Nguyên Đán với Trần Nguyên Án thêm Trần Thúc Quỳnh; giữa Trần Chân Tính với Trần Yết Tâm thêm Trần Thiện Hạnh, Trần Huệ Hương, Trần Huệ Minh.
* Từ đó ta thấy 21 đời không đúng, mà 20 đời (bỏ Tr Thúc Quỳnh) cũng chưa chính xác vì cả 21 và 20 đời đều chưa có Biên bản thống nhất của Chi họ Trần 4 xã. Xác định trực hệ cụ Trần Như bao nhiêu đời là việc rất hệ trọng vì cụ Như với 3 em trai phải cùng một đời. Dẫu chọn số nào khác 17 đời nên có Biên bản thống nhất của 4 Chi họ và các thành viên như trong Biên bản 23/ 8/ 2002 để kiểm tra thẩm định, ký xác nhận. Qua phân tích có thể “trực hệ của cụ Tr Đăng Như là đời thứ 20 và theo phả tộc Trần Việt Nam là đời thứ 17”.

TP Vinh, ngày 07 tháng 02 năm 2022
Trần Điện Năng – đời 14, Phái 3

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,000Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles