spot_img

Đời hoạt động của cụ Lê Thước ( Phần 1 )

Thời niên thiếu và dạy học trong chế độ bảo hộ của Pháp
Cụ Lê Thước sinh năm Tân Mão, ngày 13-4-1891, quê quán làng Trung Lễ, xã Đức Trung, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Lúc nhỏ, nhà nghèo, thất học. Cụ phải đi chăn trâu, cắt co, giữ em và đánh ống đánh suốt giúp mẹ dệt vải kiếm ăn.
Mãi đến năm 1905, Cụ 14 tuổi mới theo cha vào Huế học chữ Hán. Năm 1908 Cụ bắt đầu học chữ Pháp ở trường Quốc Tử Giám Huế. Năm 1910 Cụ thi đậu bằng tiểu học vả sau đó vào học trường Quốc Học Huế. Cụ học giỏi, một năm lên 2 lớp nên tháng 6-1911 Cụ đã tốt nghiệp bằng Thành Chung, đươc bổ trợ giáo, làm việc tại Nha học chính Trung Kỳ. Tháng 8-1917, Cụ xin đổi ra dạy học ở trường Phap Việt thành phố Vinh. Qua năm sau nhân ở Vinh có khoa thi hương, Cụ xin thi và đậu Thủ Khoa [ còn gọi là Giải Nguyên đứng đầu các cử nhân].
Tháng 8-1918 Cụ được tuyển vào học trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương ở Hà Nội.
Năm 1921 Cụ thi tốt nghiệp ra trường với bài luận văn được điểm cao nhất nhan đề : ” L’ Enseignement des caracteres chinois en Vietnam ” ( Việc dạy chữ Hán ở Việt Nam ). Cụ được bổ giáo sư dạy Pháp văn, Việt văn và Việt sử ở trường Quốc học Vinh. Qua những bài dạy Việt văn và Việt sử, Cụ cố gắng khêu gợi tinh thần yêu nước của học sinh, khích lệ lòng tự hào dân tộc của họ. Cụ đã có ảnh hưởng lớn đến việc đào tạo nhiều cán bộ cao cấp sau này của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như các ông Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xiển, Đặng Thái Mai, Hà Huy Giáp v.v…
Tháng 9-1927 Cụ đổi ra dạy tại trường Trung học Anbe Xa rô ở Hà Nội.
Tháng 9-1935 Cụ là giáo sư trường Trung học Bưởi. Tháng 9-1938 Cụ được bổ làm Đốc học các trường ở thị xã Lạng Sơn. Cuối năm 1940 Cụ được chuyển về dạy ở trường Trung học Đào Duy Từ Thanh Hoá. Tháng 5-1943 Cụ bị bọn thực dân Pháp cách chức vì có lòng yêu nước.

Lời bàn phần 1 đời hoạt động của cụ Lê Thước
Lời bàn của ông Lê Văn [con trai Cụ Lê Thước ] về phần 1
Trong 3 năm ( từ 1908 đến 1911 ) bắt đầu việc học chữ Pháp rồi sau đó Cụ đã tốt nghiệp băng Thành Chung ( tương đương tốt nghiệp PTCS, lớp 9 ) được bổ trợ giáo chứng tỏ Cụ có tư chất thông minh cực kỳ và có nỗ lực phi thưởng, rất hiếm đối với tuổi trẻ mọi thời đại !
Hoàn cảnh của Cụ thơi kỳ này là một trí thức của một đất nước bị Pháp chiếm đóng, có 3 con đường để Cụ chọn :
1.- Hợp tác hay đúng hơn làm tay sai cho bọn Pháp. Sau khi đậu thi Hương xứ Nghệ Tĩnh chỉ cần Cụ vào Huế thi Đình đậu Tiến sỹ Cụ sẽ được làm quan Tổng Đốc hoặc Thượng Thư. Cụ đã không chọn con đưởng này .
2.- Dấn thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khòi ách xâm lược của thực dân Pháp. Cụ không đủ dũng khí chọn con đường này.
3.- Dạy học, đào tạo thế hệ trẻ yêu nước, có tài để giúp nước. Cụ đã chọn con đường này và thành công. Rất nhiều học trò của Cụ đóng góp lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng Đất Nước

Đời hoạt động của Cụ Lê Thước [ Phần 2 ]
Tích cực tham gia cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp
Từ 1945 đến 1954 Cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trách nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban Tăng gia Sản xuất tỉnh Thanh Hoá. Cụ đã cùng các vị trong Uỷ ban vận động nhân dân toản tỉnh dấy lên một cao trào tăng gia sản xuất để có đủ lương thực tiêu dùng và cung cấp cho cuộc kháng chiến cứu nước đến mức tối đa. Nhiều năm trường khi đi xe đạp, khi đi bộ dưới sự bắn phá và ném bom của máy bay địch, Cụ đích thân đến thăm và hướng dẫn cách làm ăn của đồng bào ở các trại tản cư như chăn nuôi, làm ruộng, kéo
sợi, dệt vải, đan áo v.v…
Năm 1946, được tin con trai cả của Cụ là anh Lê Thiệu Huy, cử nhân Toán-Lý-Hoá trường Đại học Đông Dương (Hà Nội) Tham mưu trưởng Liên quân Việt-Lào hy sinh ở Thakkhet ( Lào ), Cụ đã nén đau thương, làm tốt trách nhiệm được giao. Trong bài thơ khóc con, Cụ đã viết :
Treo gương nghĩa liệt chung ba nước
Uổng kiếp tài hoa mới nửa thời.
Lai láng trời tây hồn cố quốc,
Quân thù chưa diệt giận chưa nguôi.
Tháng 3-1951 Cụ được bầu vào Ban Chấp hành Uỷ ban Mặt Trận Liên-Việt toàn quốc

( Sưu Tầm )

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,000Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles