spot_img

Tết cổ truyền và phong tục tập quán Việt Nam ( Phần I )

1-MỞ ĐẦU: Trước năm 1960, hơn 95% dân Việt Nam làm nghề nông, sản xuất chủ yếu tự cấp tự túc, cuộc sống nhiều thiếu thốn cơ cực, nhà tranh, cột bằng tre hoặc gỗ tạp, vách đất hoặc nứa, sân đất… Không có điện, đài, ti vi, xe đạp; muỗi nhiều nhưng ngủ không có màn, thắp đèn dầu lạc, nhà nào cũng nuôi trâu bò lợn chó gà, rất ít nhà có bao diêm cho nên tàn lửa phải lưu trong bếp vỏ trấu quanh năm, quần nâu áo vải, đi chân đất… Quanh năm cơm độn khoai, đến ngày giáp hạt (cuối tháng 1 đến đầu tháng 3 âm lịch, lúa khoa mới trồng mà lương thực trong nhà đã hết) nhiều người chết đói cho nên mong đến tết để có vài bữa ăn ngon hơn (ăn tết) và tết có quần áo mới để mặc, có nhiều trò vui nên tết là nhất (tết nhất). Các trò vui chơi lễ hội đều đơn giản dân dã mang bóng dáng của nền sản xuất lúa nước gắn với cây tre, cây đa, bến nước, sân đình được tổ chức ở từng làng xóm nhỏ do các cụ cao niên đứng ra tổ chức… Những cách vui chơi của từng nhóm nhỏ qua nhiều năm được lan rộng ra phát triển lên thành lễ hội (tức là lễ và hội), thành phong tục tập quán, xuất phát từ địa lý khí hậu và tập quán canh tác hình thành nên phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau.

Thời trước do trình độ hiểu biết thấp cho nên mọi hiện tượng tự nhiên không biết giải thích theo khoa học, sấm sét là do dòng điện âm dương gặp nhau thì nói là do thần sấm, thần sét; bệnh tật không biết nguyên nhân thì cho là ma quỷ quấy rối thậm chí đổ tội cho một người nào đó là ma quỷ để trả thù… Chuyện thần thánh tâm linh do người đời tưởng tượng, truyền nhau rồi chỉnh sửa bổ sung cho ly kỳ và hay hơn, tuy vô lý nhưng lâu dần thành quen; thế hệ các đời truyền cho nhau rồi trở thành truyền thuyết, điển tích, thành tín ngưỡng, phong tục lễ hội. Ngày nay người ta đi lễ cúng vái những cái phần lớn không có, nhảm nhí, phản khoa học, trong đó đa số xuất xứ từ Trung Quốc đã được Việt hóa vì hơn một ngàn năm Bắc thuộc VN là nước thuộc địa trở thành một tỉnh của Tr Quốc.

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó một bộ phận lớn chủ yếu sống ở đồng bằng mà thời trước thường ở quanh kinh thành cho nên gọi tắt là “người Kinh” hoặc dân tộc kinh. Dân tộc Kinh có nguồn gốc từ Bộ tộc Bách Việt, người Kinh chiếm hơn 86 % dân số cả nước, trong đó hơn 90 % không Tôn giáo (không theo đạo thiên chúa, tin lành…) nhưng lại tu rèn đạo đức, nhân cách, lối sống theo “Tam giáo” (Đạo giáo của Lão Tử, Nho giáo của Khổng Tử và Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni) từ Trung Quốc ngày xưa truyền vào. Đạo giáo coi trọng sự hài hòa, Nho giáo coi trọng phép tắc, Phật giáo thiên về sự bao dung.

Tam giáo không phải Tôn giáo vì không công nhận Thượng đế và Chúa trời là đấng tối cao tạo ra muôn loài. Vì Việt Nam thời kỳ hơn một ngàn năm Bắc thuộc bị Trung Quốc cai trị trở thành một quận huyện hay tỉnh… cho nên Tam giáo từ Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam và đến nay vẫn đồng hành cùng dân tộc; mỗi đạo giáo có đặc điểm riêng nhưng đều cùng răn dạy con người sống có đạo đức, biết tương thân tương ái, gần gũi với đời sống cần lao thập loại chúng sinh và đều tu rèn giữa xã hội đời thường…

Nho giáo hay Khổng giáo của Khổng Tử (551 – 479 TCN, thọ 72 tuổi) là một hệ thống về đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị để xây dựng một xã hội hài hòa, thái bình, thịnh vượng. Nho giáo răn dạy về “Tam cương, ngũ thường” đó là mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng (vợ phải tam tòng, tứ đức); nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và “tu thân, tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” có kế thừa một ít Đạo giáo về đạo đức lễ giáo và một ít đạo Phật đề cao giá trị Chân (chân thành), Thiện (lương thiện), Mỹ (đẹp về hình thể và tâm hồn), phổ độ chúng sinh, tin mọi vật vận hành theo luật “nhân – quả” có luân hồi – đầu thai – kiếp trước tùy vào hành động của con người một cách biện chứng… Từ đó tu rèn đạo đức, nhân cách, lối sống giữa xã hội đời thường; đồng thời theo phong tục tín ngưỡng dân gian thờ thần, người có công và thờ cúng tổ tiên… Gia đình truyền dạy theo Nho giáo gọi là Nho gia để nhắc nhở bản thân, con cháu và mọi người về lòng kính trọng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”.

Ngày nay những chuyện nào mà không đồng bóng mê tín dị đoan, không hủ tục lạc hậu có tác dụng đoàn kết, giáo dục, phục vụ chính trị, ví dụ: chuyện Thánh Gióng để kêu gọi trẻ em cũng đánh giặc, bà Âu Cơ đẻ ra 100 trứng để tuyên truyền mọi người dân Việt là con một nhà nên phải đoàn kết… thì vẫn được lưu truyển, thế nhưng một số đình chùa lợi dụng tín ngưỡng đã dựng chuyện đồn thổi tình tiết thiêng liêng kỳ bí, gieo rắc mê tín dị đoan hoang đường kích cầu kiếm lời, gạ gẫm người nhẹ dạ mua lễ cầu an, giải hạn; một số tổ chức, cá nhân hình thành đường dây, tổ hợp hoạt động kinh doanh trá hình… vì vậy những người nhẹ dạ cả tin và quá mê muội cuồng tín là tự nguyện chui vào bẫy.

Có một nơi đền chùa như vậy thực ra cũng đã kiếm công ăn việc làm cho nhiều người từ bán hương, đồ cúng, trông giữ xe, thầy cúng bói toán, hầu đồng, hàng quán, nhà ngủ trọ, ban quản lý và một số dịch vụ ăn theo khác cho nên đó cũng là nơi kiếm lợi, thậm có một số quan lớn đóng cổ phần xây dựng vào đó để thu lợi bất chính và để “rửa tiền”. Ngày xưa sư thầy phải đi bộ, ngày nay đa số sư thầy đi xe máy và có một số đi xe ô tô loại sang; tiền đâu để mua xe, đó là do ăn cắp bớt xén tiền công đức…

Dẫu rằng Tôn giáo là “tiếng thở dài của chúng sinh” nhưng nhiều người tìm đến tín ngưỡng văn hóa tâm linh để học cách “sống chậm” cho tâm hồn thư thái, sống có đạo lý, đạo đức, tử tế và nhân văn tình nghĩa hơn; để có từ bi, bác ái, tịnh độ, an lạc; thậm chí để trốn tránh bất lực ngang trái đau khổ, quên đi trần tục phủ phàng… Tín ngưỡng tâm linh ai tin hay không là tùy mỗi người, nơi này cho là thần thánh ma quỷ thì nơi kia cho là bình thường không có chuyện gì, nơi này coi là linh thiêng thì nơi kia coi là quỷ dữ… tất cả chỉ là quan niệm của từng vùng miền và dân tộc, còn về vật chất nếu như mình không làm thì sẽ không bao giờ tiền của tự đến với mình, không dễ gì “cầu được, ước thấy” và “Cái không mong mà vẫn có, đó là xui xẻo tai họa”.

Có một số người Việt cả đời chẳng cần đi lễ đền chùa mà nếu có đi cũng chỉ là thăm thú vãn cảnh, không đến nhà thờ họ, không thắp hương mồng một ngày rằm; chỉ tham gia ngày giỗ tết theo trào lưu và anh em gặp nhau đoàn kết nhưng họ là người sống vui vẻ tử tế, có trách nhiệm, biết lẽ phải thì cũng không sao cả; họ vẫn giàu sang hạnh phúc, con cháu làm ăn phát triển; còn như lòng dạ nham hiểm, làm ăn phi pháp, quan hệ bất chính… trái với đạo lý, đạo đức thuần phong mĩ tục; họ sắm mâm cao cỗ đầy để hối lộ đút lót cầu mong thì người trần không chấp nhận nữa là thần thánh…

Vấn đề thờ cúng là do quan niệm của từng đạo giáo, từng vùng và từng người. Mỗi đạo giáo có cách thể hiện khác nhau nhưng mục đích chính và quan trọng nhất là truyền bá đạo đức lối sống tốt và để tạo nên sự gắn kết và sinh hoạt cộng đồng. Phong tục tập quán mỗi dân tộc, mỗi địa phương mỗi khác, mỗi nhà thường theo cái chung nơi làng xóm đó đồng thời tùy vào hoàn cảnh điều kiện của gia đình mình… Đối với người Kinh, ngày xưa cũng như hiện nay dân quê nông thôn nhiều nơi mỗi năm chỉ sắm mâm cỗ cúng lễ 3 ngày (mồng 1,2,3) tết Nguyên đán và ngày giỗ bố mẹ, ông bà, cố can gọi là “ngày lễ trọng”; rằm tháng giêng và tháng 7 nội bộ gia đình cúng đơn giản hoặc không, phần lớn tổ chức tại nhà thờ họ; còn mồng một và rằm hàng tháng đều không hương khói coi như “vô sư vô sách, quỷ thần bất trách” (việc thắp hương hàng tháng thường là dân buôn bán, người làm những việc thiếu tự tin và hay gặp may rủi). Giỗ tết không phải là mê tín dị đoan mà có ý nghĩa nhân văn lớn, nhân dịp này các anh em con cháu “về nguồn” tập trung đông đủ để “ôn cố tri tân” sống tình nghĩa, tăng thêm truyền thống đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ và học tập lẫn nhau cùng tiến bộ.

Nhiều người quan niệm đối với “người âm” đã hứa thì nên thực hiện, không biết coi như không có tội, đã làm thì phải lòng thành và tôn kính. Mâm cỗ to hay nhỏ hoặc thậm chí đơn giản chỉ thắp hương “Lễ bạc lòng thành”; không cần mời thầy cúng hay sư thầy làm lễ mà tự mình làm với thái độ nghiêm túc trân trọng là được; đã có câu “trần sao âm vậy, Phật ở trong tâm”. Thiên chúa giáo, Công giáo họ không cúng lễ đền chùa thế mà họ vẫn khỏe mạnh làm ăn phát triển… Tất cả đều là quan niệm và do mình nghĩ.

Viết lại ngày 12  tháng 5 năm 2020 – Trần Điện Năng

( Còn nữa )

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,100Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles