spot_img

Đặc Điểm Và Lai Lịch Họ Ta

Họ ta nguồn gốc là họ Trần, thỉ tổ là cụ hóa về đây sinh sống từ thế kỷ thứ XVIII ( thời nhà Lê trang hùng ).

Từ trước tới nay, các thế hệ sinh trưởng rất đông tại thôn Trung Lễ, xã Cổ Ngu, tổng Văn Lâm,huyện La Sơn,phủ Đức Thọ,tỉnh Hà Tĩnh ( nay là Trung Lễ,Đức Thọ, Nghệ Tĩnh ).

Quá trình phát triển do đặc điểm và bối cảnh lịch sử của từng thời kỳ chi phối, họ ta có chi nhánh ( hoặc phái ) đặt tên là Lê, có chi nhánh đặt tên là Nguyễn. Như các trường hợp sau đây:

  • Đời thứ 6 có ông Trần Đôn Cung là con trai đầu của ông Trần Đạm. Ông Cung lấy 2 vợ,vợ chính thất người họ Đào, sinh 2 con trai là Trần Khắc Vọng và Trần Khắc Trinh. Vợ thứ 2 là bà Lê Thị Thiều con gái út của ông Lê Gia Tân ( tục gọi là con Hầu Lang ) sinh được 1 con trai, thơ ấu nầy về bên ngoại để nương nhờ, mẹ con bà được cha đẻ là ông Lê Gia Tân nuôi dưỡng, đứa bé được đặt tên là Lê Công Tuần,từ đấy về sau, con cháu ông Lê Công Tuần tiếp tục đặt tên họ là Lê, tộc trưởng của phái ( con bà chính thất ông Cung ) vẫn là họ Trần.
  • Đời thứ 7 có ông Trần Chính Nghị, con trai đầu của ông Trần Đôn Phác ( ông Phác lại là con trai thứ 2 của ông Trần Đạm, em ruột của ông Cung ). Sau khi thi đậu Hương Cống, ông Nghị được triều đình bổ đi làm quan tri huyện huyện Từ Liêm ( Hà Nội ). Ông lấy người vợ họ Nguyễn sinh 2 người con trai đặt tên là Nguyễn Dự và Nguyễn Điển. Con cháu các đời sau của 2 ông Dự và Điển đổi tên họ trở lại là Trần. Như vậy, phái nầy gồm có Trần + Lê + Nguyễn. Tộc trưởng là con bà chính thất ông Cung vẫn là Trần. Đến đời thứ 10 ông Trần Tiếu tộc trưởng phái nầy không có con trai, ông bèn đi xin 1 đứa con trai ở làng Ba Linh xã Khánh Lạng ( nay là xã Đức Thanh ) làm con nuôi để lập tự đặt tên là Trần Trọng Đạt.

Từ đấy, phái nầy hình thành 2 phái|:

  1. Phái Lê Công phụng thờ ông Trần Đôn Cung
  2. Phái thứ 2 phụng thờ ông Trần Đôn Phúc
  • Đời  thứ 10 có ông Trần Bảy Đản, con thứ 7 của ông Trần Xuân Hòe ( thuộc chi giáp tứ phái cụ Trần Huy Quả ). Do hoàn cảnh loạn lạc, đó khổ chế độ bóc lộc hà khắc của thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn, cả 4 người con trai ông Trần Xuân Hòe là ông Trần Dái Đản, Trần Sáu Đản, Trần Bảy Đản và Trần Tám Đản đều phải tha phương cầu thực ( đi ăn xin ). Ông Trần Dái Đản có sự đợ đầu của gia đình bên ngoại, hiện nay con cháu khá đông trong dòng họ ta. Ông Sáu Đản và Tám Đản đi ăn xin thất tích ( nghe nói ông Tám Đản có gia đình ở xã Sơn Phố Hương Sơn, không có con trai, gia đình công giáo ). Riêng ông Trần Bảy Đản, khi đi ăn xin được cố Đạo ( đạo gia tô ngerou ) đưa về nhà phụng nghị yên ( Đức Yên, Đức Thọ ) và trở thành giáo dân, ông Bảy Đản lấy vợ là Trần Thị Tam cũng cùng cảnh ngộ như ông, cũng là con chiên giáo hữu, sinh được 10 người con trai gái và đặt tên họ cho con là họ Nguyễn. Hiện nay con cháu tiểu phái Nguyễn nầy khá đông tại xã Đức Yên – Đức Thọ – Nghệ Tĩnh.

Từ cách mạng tháng 8 thành công tới nay, con cháu tiểu phái Nguyễn nầy đã làm tốt nghĩa vụ kính chúa, yêu nước, tích cực tham gia hoạt động trong các tổ chức Đảng cộng sản, chính quyền, đoàn thể cách mạng. Một số người tốt nghiệp bằng trung cao cấp phục vụ tại các ngành kinh tế sự nghiệp, cấp ủy Đảng trực thuộc huyện tỉnh và trung ương.

Từ nửa năm 1938 lại nay , tiểu phái Nguyễn công giáo nầy đã tìm về quê cũ ( Trung Lễ ) thăm viếng, cất bốc mồ mả tổ tiên. Hàng năm đến ngày rằm tháng Bảy âm lịch và tết nguyên đán đầu xuân, đoàn con cháu tiểu phái Nguyễn về thắp hương tại nhà thờ họ Trần Lê đại tông, quan hệ mật thiết thân thích họ hàng.

Như vậy, họ Trần Lê đại tông từ đời thứ 6 đổi đời thứ 10 có 1 phái Lê và 2 phái phái Nguyễn. Hiện nay chỉ còn 1 phái Lê, 1 phái ( tiểu phái ) Nguyễn. còn nữa vẫn là họ Trần.

Thực tiễn, họ ta tuy có phái Lê, có phái Nguyễn nhưng “ CÀNH KIA CHÍNH Ở CỘI NẦY MÀ RA

Bài trước
Bài tiếp theo

Related Articles

Stay Connected

0Thành viênThích
0Người theo dõiTheo dõi
22,100Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_img

Latest Articles