Lê Trần Thái

    0
    39

    Personal Information

    Name
    Lê Trần Thái
    Born 22/6/1929 thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
    Gender ♂️ Male
    Died 28/6/1951 Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Đà Lạt

    Parents ( 1 )

    Father
    Lê Mạnh Bính
    Mother Hoàng Thị Hảo
    Siblings ♂️ Lê Trần Hanh
    ♀️ Lê Thị Ngọc Trâm
    ♀️ Lê Thị Bé Tý
    ♂️ Lê Trần Yến
    ♂️ Lê Trần Khánh

    Events

    22/6/1929
    Birth Entering into life.

    📍 thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

    28/6/1951
    Death Mortal life terminates.

    📍 Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Đà Lạt

    Additional Information

    Additional Info

    Liệt sỹ chống Pháp hy sinh ở Đà Lạt

    Chức vụ : B trưởng Đơn vị 812

    Ông Lê Trần Thái sinh ngày 22/6/1929 tại thị trấn Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Năm 1933 chuyển vào Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.

    Năm 1937 vào học trường Yersin Đà Lạt, 1939 tham gia Hướng Đạo sinh đoàn Võ Tánh, Năm 1945 Nhật vào Đông Dương trường Yersin đóng cửa, Anh trở về Phan Rang, lên nông trại của gia đình ở gần ga Ba Láp cách Phan Rang 10km, tham gia trồng rau chăn nuôi dê, cừu, heo gà.

    Năm 1945 Cách mạng Tháng 8 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Công hòa ra đời chưa được bao lâu thì quân đội Pháp theo quân Đồng Minh quay lại đánh chiếm Phan Rang lập đồn bót tề ngụy, đàn áp Cách mạng. các Ủy ban Nhân dân phải rút vào hoạt động bí mật,

    Thái tham gia công tác đoàn thể tại các xã Nhân Hòa, An Xuân ngoại ô Tp Phan Rang với nhiệm vụ tuyên truyền, rải truyền đơn, nghe ngóng tình hình quân địch để báo cho Bội đội. Đầu năm 1946 Anh lên Đà Lạt làm công cho ông Nguyễn Tăng Diên, theo xe vận chuyển cá tươi từ Phan Rang lên Đà Lạt. Nhờ công việc này để tiếp tế thuốc men, quần áo cho Bộ đội. Bị lộ anh bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng anh một mực không khai, chúng giam anh cùng hơn 60 tù chính trị vào nhà tù Di Linh. Năm1948 mật thám Pháp cho gia đình bảo lãnh cho Thái ra tù nhưng không cho ở Đà Lạt mà phải về Phan Rang- ở đây anh bị quản thúc chặt chẽ, hàng ngày phải ra trình diện sở Mật thám.

    Tháng 6/1948 để đánh lạc hướng theo dõi của Mật thám- với lý do đi du học Pháp, anh vào Sài Gòn rồi cũng xin giấy tờ và đặt vé tàu Hàng Hải Pasteur khởi hành ngày 28/6/1948; nhưng thực tế anh đã liên lạc được cơ sở để xuống khu 7 Nam Bộ rồi vào học trường Quân chính khóa Huỳnh Thúc Kháng. Hoàn thành khóa đào tạo, anh được cử là Ủy viên chính trị vùng Cao nguyên Lâm Viên; trực tiếp công tác trong Ban ám sát “Phan Như Thạch”. Một thời gian sau anh Phan Như Thạch hy sinh, Thái thay thế làm trưởng Ban Ám sát kiêm Chính trị viên đơn vị. Thời gian này hoạt động của Đội cảm tử được đẩy mạnh; nhiều tên Việt gian, thực dân ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân như tên Nở, tên Sáu Thơm, tên Xu Ninh. . . phải đền tội; mà oanh liệt nhất là vụ 4 đội viên Đội cảm tử xâm nhập nhà riêng, tiêu hủy toàn bộ hồ sơ chính trị phạm, đọc bản án và xử tử và tên Thanh tra mật thám liên bang HOAZ. Vụ này đã rung động làm hoang mang tinh thần bọn Việt gian phản động, lẫn thực dân ác ôn nợ máu. Tạo niềm tin trong nhân dân. Hậu thuẫn và đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng trong thành phố Đà Lạt và các tỉnh vùng Cao Nguyên

    Hy sinh anh dũng: Ngày 28/6/1951 Ban ám sát thuộc Đội Cảm tử Phan Như Thạch họp tại nhà cơ sở trong khu nhà thương Đà Lạt thì cơ sở bị lộ. Tên thanh tra Dubarry chỉ huy hơn 30 mật thám bao vây nhà, các anh đã cố thủ bắn trả cho đồng đội rút lui an toàn. Còn lại 3 chiến sỹ là Lê Trần Thái, Nguyễn Châu Sinh (sinh 1923- quê Quảng Nam) và Nguyễn Lại (quê Dư Khánh- Ninh Thuận) vừa tiêu hủy tài liệu giấy tờ liên quan đến tổ chức bí mật không để lọt vào tay giặc, vừa chiến đấu đến đến viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng. Đó là ngày 28/6/1951 (tức 24/5 Tân Mão)

    Phần mộ: Liệt sỹ Lê Trần Thái- Chức vụ B trưởng đơn vị 812 Mộ số 22, khu B, Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (gần khu du lịch Thác Cam Ly- Thành phố Đà Lạt)