Lời mở đầu

    0
    158

    Như một số bản Hán văn do các cụ tiền bối đã ghi trên lối tựa của thế phổ và trong vấn đề tổ tông tôn đức rằng:

    Mộc bản thủy nguyên, thiên cổ niệm

    Thiên kinh địa nghĩa vạn niên tồn

    Hoặc trong mấy vần thơ:

    Loài vật sơ sinh được mẹ nuôi

    Lớn khôn, chúng biết có mình thôi

    Con người nghĩa nặng tình chung thủy

    Nguồn nước – gố cây – người giống nòi.

    Với nhận thức ấy, đời đời con cháu họ Trần Lê đại tông chúng ta đã và đang dày công vun đắp cho mối tình cảm của mỗi gia đình , mỗi cánh họ…ngày thêm đoàn kết thắm thiết và vững mạnh.

    Sự đòi hỏi chính đáng của con cháu hậu sinh muốn hiểu biết nguồn gốc và truyền thống tốt đẹp của tổ tiên,đặng nghiên cứu, chọn lọc, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giống nòi.

    Bởi vậy, việc sưu tầm, ghi chép thế phổ và vẽ tồn đồ toàn họ đại tông cũng như riêng của mỗi phái bằng chữ quốc ngữ nhằm phục vụ lợi ích cấp thiết ấy.

    Xúc tiến công tác nầy, họ ta đã đạt kết quả đáng quý.

    Đầu năm 1927, họ ta họp đã thống nhất quyết nghị 3 việc cơ bản sau đây:

    1. Thống nhất hợp tự, tập trung nhà thờ riêng các phái lại để xây dựng một nhà thờ chung cho toàn họ gọi là đại tông tự đường gồm 3 gian thượng đường, 3 gian hạ đường, 2 nhà cầu 2 bên tả hữu bằng gỗ mít giỗi…lợp ngói, xây tường,xây gạch, có đủ các loại tự khí phương tiện hoàn chỉnh.
    2. Đặt tên họ ta là HỌ TRẦN LÊN ĐẠI TÔNG.
    3. Thiết lập tôn đồ thế phổ và định ra một số quy ước chung cho toàn họ.

    Tiếp đó có sự phân công sưu tầm ghi chép tôn đồ thế phổ từ đời thứ nhất đến đời thứ 12 bằng chữ Hán. Tổ chức trường sinh để ghi chép số con cháu mới sinh có xin vào họ ( trừ số con cháu cư trú lập nghiệp ở các tỉnh hạ không báo xin vào họ thì họ không biết để ghi tên  ) . Toàn bộ sổ sách đều do ban trợ sự quản lý và ghi chép.

    Sau những biến cố quan trọng mà đất nước ta đã trải qua như cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 – 1954 ). Những sai lầm trong cải cách ruộng đất ( 1955), cuộc chống Mỹ cứu nước( 1965 – 1975), một số lớn giấy tờ sổ sách bị phá hủy hoặc bị mục nát…chỉ còn lại một số bản thế phổ chữ Hán trong số người cao tuổi tại các chi phái được kiên trì cất giữ cẩn thận. Nhờ vậy, lần này đã tìm kiếm tập trung được khá đầy đủ tài liệu phục vụ cho việc biên soạn thế phổ, vẽ tôn đồ toàn họ và các chi phái được chính xác hơn.

    Năm 1965 – 1969, cụ giải nguyên, giáo sư, cán bộ, chuyên viên hưu trí Lê Thước đời thứ 11 thuộc chi Bính Nhất có soạn thảo 1 bản thế phổ họ đại tông ( viết tại nhà số 88B Phố Huế Hà Nội ) do ông Lê Trọng Huyến là em ruột cụ Lê Thước đánh máy bằng chữ quốc ngữ.

    Rất tiếc vì lúc nầy, trong hoàn cảnh bom đạn, chiến tranh ác liệt của giặc Mỹ, việc cụ Thước liên lạc về quê nhà gặp khó khăn trở ngại mà chỉ dựa vào bản sơ thảo chữ Hán của ông Giáo Ngụ ( tức Trần Thiện Kế đời thứ 12 chi giáp tứ ) là người bị phá sản do quy địa chủ , các bản tài liệu lưu trữ của ông Giáo Ngụ cũng bị phá hủy hầu như hết sạch, do đó việc cung cấp tài liệu cho cụ Thước bị nhiều hạn chế không đáp ứng đầy đủ nguyện vọng cao cả và tấm lòng thành kính tổ tông của cụ ( trích theo ý xác nhận của tôn trưởng và toàn ban biên tập thế phổ tại cuộc họp kiểm tra các bản tài liệu tập trung trước khi giao lại người dịch soạn thảo tôn đồ thế phổ lần nầy ) ( I ).

    Đầu xuân 1978, khởi điểm công tác biên soạn nầy do tự phát của tiểu phái cụ Trần Văn Bình  ( thuộc chi giáp tứ phái thế tổ Trần Huy Quả ) dịch thế phổ, vẽ tôn đồ tiểu phái bằng chữ quốc ngữ đưa ra trình họ tại cuộc họp Tôn trưởng ( nhân ngày rằm tháng Giêng ).

    Ngay tại cuộc họp nầy, họ ta đã hoàn toàn nhất trí cử ra một ban sưu tầm biên soạn thế phổ cũ để viết và vẽ tôn đồ chung cho toàn họ đại tông cũng như riêng cho mỗi phái bằng chữ quốc ngữ nhằm giúp cho con cháu sau nầy dễ xem dễ hiểu và đời đời được tiếp tục bổ sung.

    Ban sưu tầm biên soạn tôn đồ thế phổ gồm có:

    1. Trần Ngọc Uông: Trưởng ban
    2. Trần Lê Dật: Ban viên sưu tầm tài liệu chủ bút biên soạn, dịch từ Hán sang Việt văn, vẽ tôn đồ toàn họ và 8 phái.
    3. Trần Nguyễn: Ban viên vận động đôn đốc

    Mỗi phái có 1 ban viên

      Tài liệu lần nầy đã sưu tầm được:

    • Một bản do cụ Trần Xuân Cường ( đời thứ 10 chi giáp tứ ) viết
    • Một bản do cụ Trần Trọng Ôn ( dời thứ 11 chi giáp tứ ) viết
    • Một bản do cụ Trần Trương ( đời thứ 11 chi giáp tứ ) viết
    • Một bản do cụ Trần Diêm ( đời thứ 11 chi giáp tứ ) viết
    • Một bản do cụ Trần Tuấn, Trần Khương đời 11 giáp Tam viết
    • Một bản do cụ Trần Bồng do cụ đời 13 Bính Nhị viết.

         Ông Uông tìm được

    • Một bản đánh máy chữ quốc ngữ do cụ Lê Thước đời 11 chi Bính Nhất viết tại  Hà Nội.
    • Một bản Hán văn do ông Trần Trọng Đạt chuyển đến

      Việc ghi chép thế phổ lần nầy đã làm được

    Thế phổ: Toàn họ đại tông 1 bản bằng chữ quốc ngữ. Tên húy các vị thế tổ và con cháu các đời sau đều có ghi cả chữ Hán để lưu niệm trọn vẹn ý định của tiên nhân đặt tên theo bộ chữ của từng cánh họ hoặc từng gia đình , ngoài ra có những chỗ cần thiết để chứng minh di tích, tích điển cũng có ghi cả chữ Hán. Vận động mỗi phái tự sao chép một bản thế phổ riêng của phái mình.

    Tông đồ:  Toàn họ đại tôn chung 1 bản ghi rõ hệ thống từ đời thứ nhất đến đời thứ 7. Các phái có: 8 phái bản riêng của 8 phái, có 2 tiểu phái đã vễ tôn đồ trên vải

     Trong 2 ngày mồng 1 và mồng 2 Tết nguyên đán năm Canh Thân ( 1980 0 ) lần đầu tiên họ ta được trưng bày đầy đủ toàn bộ các bản tôn đồ ( đại tôn và 8 phái ), thế phổ tại nhà thờ cho con cháu khắp các miền về xem và nghe thuyết minh cụ thể các chi tiết lai lịch, hệ thống huyết thống toàn họ.

     Từ đấy về sau, việc giới thiệu tôn đồ thế phổ được duy trì thường xuyên tại các , chi phái, tiểu phái vào các ngày sinh nhật và ngày kỵ lạp, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, giỗ tổ đầu dòng của phái.

     Nhờ có nhận thức ấy,con cháu trong họ đều phấn khởi và sẵn sàng đóng góp công của để bù bổ xây dựng lại nhà thờ như mua gỗ, gạch ngói xây tường, sửa nhà thờ, đóng bàn ghế, trồng cây, cuốc cỏ, tu bổ sân vườn nhà thờ đẹp đẽ hơn, số khá đông con cháu gái tuy đã xuất giá lâu ngày cũng xung phong được đóng góp phần xây dựng từ đường tổ tiên như bà Trần Thị Mai Quế, Trần Thị Nguyệt ….

    Bộ chỉ đại tôn từ đường họ ta ở gần đường số 8 là điểm lại bị giặc Mỹ tập trung đánh phá hủy diệt ác liệt, cỏ cây um tùm hoang vắng buồn tẻ thì nay đã được sớm phục hồi khang trang tươi đẹp hơn, cụ Trần Bảo vừa là tộc trưởng ( chi giáp nhất ) vừa là thủ chỉ họ đại tôn, tuy tuổi đời trên 80 xuân vẫn hăng hái, gương mẫu trong việc đôn đốc vận động con cháu sẵn sàng đóng góp công sức vào việc duy sinh hoạt, xây dựng tự đường.

    Cũng từ đây tất cả các chi phái đều được phục hồi sinh hoạt, tổ chức các buổi gặp mặt  vui vẻ vào các ngày húy tổ tết cổ truyền. Mối quan hệ gắn bó trong thân thuộc huyết thống ngày thêm thấm thiết đầm ấm như thắm viếng nhau khi vui buồn , cá biệt có sự giúp đỡ nhau lúc khó khăn nghèo túng.

    Qua việc nghiên cứu tôn đồ, thế phổ, tình cảm nồng thắm sâu nặng được nhen nhúm  lên và lắng đọng trong tiềm thức mỗi người con cháu tự đặt cho mình phải suy nghĩ gì đấy? làm gì đây?để xứng đáng với tổ tông đất nước giống nòi.

    Một điều đáng quý là khi nhìn thấy các đời trước có nhiều vị thế tổ đạt chức tước là võ sỹ và khoa bảng lừng danh , thế hệ sau hàng ngàn con em đạt kỹ sư, bác sỹ, chánh phó tiến sỹ trong và ngoài nước. Nhiều chiến sỹ thi đua liên tục xuất hiện hàng năm, một số đạt anh hùng lao động toàn quốc ( Như Trần Văn Giao chi Đinh Nhất ).

    Nhiều người đạt cấp úy, cấp tá, chánh phó trưởng ban trưởng phòng, trưởng phó ty đô, cấp ủy viên Đảng, chính quyền cấp huyện đến các ngành kinh tế sự nghiệp trực thuộc trung ương. Hàng mấy trăm thương binh liệt sỹ kiên cườn dũng cảm quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

      Thật vậy : TRỨNG RỒNG NỞ RA RỒNG

                       HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ

    Con gì sung sướng cho bằng khi được làm người dân của một đất nước dân chủ, độc lập, thống nhất trọn vẹn.

    Tự hào thay khi nhìn thấy trong họ hàng mình từ thế hệ nầy qua thế hệ khác luôn xuất hiện nhiều người con cháu làm nên sự nghiệp, cống hiến nhiều công sức ( kể cả xương máu ) cho nước cho dân.

    Mới hay:

      Đường nhàn qua lại muôn ngàn ngả

      Tội phúc xum xuê ức triệu chồi

      Ơn đức tổ tông gương tuyết rạng

      Bài thơ đất nước vẻ son tươi

    Bởi thế:

      Hãy còn cây cội nước nguồn

      Hãy còn nghĩa nặng tổ tôn giống nòi!

    Tin bài sưu tầm biên soạn thế phổ

    Trưởng ban

    ( đã ký)

    Trần Ngọc Uông

    Trung Lễ, ngày 3 tháng 2 năm 1986

    Chư bút biên soạn, dịch thế phổ, vẽ tông đồ họ Trần Lê đại tông và các phái

    Trần Lê Dật

    ( Cán bộ hưu trí )

    Cháu đời thứ XII phái thứ tư thuộc chi giáp tứ

    ( I ) : Do hoàn cảnh trên, bản thế phổ đánh máy nầy sót nhiều vị thế tổ, sai tên húy, nhất là đảo lộn đời trên xuống dưới như chi giáp nhị và chi đinh nhất nhị.